Tư tưởng nguyên gốc của Nho gia đã bị người ngày nay ‘bóp méo’ như thế nào?

19/01/17, 15:46 Cổ Học Tinh Hoa

Trải qua hơn 2.000 năm, nhiều tư tưởng nguyên gốc của Nho gia đã được ‘bóp méo’ thành những giáo điều cứng nhắc, hơn nữa còn nặng nề phân biệt giai cấp. Trong đó có nhiều câu nói đã bị con người ngày nay hiểu sai, khác hẳn với ý nghĩa vốn có ban đầu của Nho gia.

173b3_115_01
(Ảnh: Internet)

Trong nền văn hóa của một đất nước, ngoài nghệ thuật văn vật, ghi chép lịch sử, những ngày lễ truyền thống ra, thì điều quan trọng nhất, cũng là yếu tố liên quan đến hết thảy văn hóa, chính là “tư tưởng”.

Tư tưởng không chỉ là một loại triết học, mà còn ảnh hưởng đến thế giới quan, đạo đức quan của mỗi con người. Mỗi quốc gia đều có một tư tưởng đặc trưng xuyên suốt qua nhiều thế hệ, chính hệ tư tưởng sẽ tạo nên các loại chế độ, và sẽ ảnh hưởng đến thái độ sống của từng người dân trên mọi miền đất nước, cũng chính là “quốc dân sinh”.

Trung Quốc từ thời Hoàng đế, vẫn luôn lấy tư tưởng Đạo gia làm cốt lõi, rồi kéo cho đến tận thời Xuân Thu Chiến Quốc, sau đó mới tiến vào thời kỳ “bách gia tranh minh”. Thời Xuân Thu và Chiến Quốc, trong xã hội đã sản sinh ra nhiều trường phái tư tưởng khác nhau, như Nho, Pháp, Đạo, Mặc… Họ viết sách giảng dạy, cùng nhau tranh luận, làm nên một cảnh tượng phồn thịnh trong học thuật, hậu thế gọi là thời kỳ này là “trăm nhà tranh tiếng” – bách gia tranh minh.

Triều đại nhà Hán, Đổng Trọng Thư đề xướng lấy học thuật Nho gia làm độc tôn, từ đó Nho gia trở thành nền tảng tư tưởng truyền thống của Trung Quốc. Đến nay dù đã trải qua hơn 2.000 năm, đã có thêm rất nhiều các văn học gia, các nhà tư tưởng, làm rất nhiều nghiên cứu về tử tưởng và quy phạm, nhưng tất cả chúng cũng chỉ nằm trong tư tưởng Nho gia, và làm phong phú thêm cho bộ tư tưởng này mà thôi.

Thế nhưng, qua một quá trình dài lưu truyền như vậy, rất nhiều tư tưởng nguyên gốc trong Nho gia đã bị làm cho biến hình thành những giáo điều cứng nhắc, thậm chí trở thành pháp luật, lễ nghi bình đẳng cũng dần dần trở thành phân cấp quyền lực.

Cho đến thời hiện đại, tư tưởng Nho gia, văn hóa truyền thống Trung Quốc đã trở thành một danh từ đại diện cho sự cổ hủ và bảo thủ, đặc biệt là sau Cách mạng Văn hóa, di sản tinh thần quý giá này đã bị biến thành hư ảo, còn lại chỉ là những chữ nghĩa bề mặt, bị mang ra phê phán và công kích. Điều này thật đáng tiếc, bởi vì tư tưởng Nho gia không phải giáo điều cứng nhắc, cho dù là vào thời đại hiện nay, thì những đạo lý tư tưởng trong Nho gia rõ ràng vẫn có thể dẫn dắt người ta đi theo một hướng suy nghĩ tư duy lành mạnh.

showpic
Những đạo lý tư tưởng trong Nho gia có thể dẫn dắt người ta đi theo một hướng suy nghĩ tư duy lành mạnh.

Nho gia không có khái niệm giai cấp

Nghe đến tư tưởng Nho gia, rất nhiều người liên tưởng đến quan niệm sĩ phu, những câu như là “Vạn bàn giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (Tạm dịch là: mọi việc trên đời đều là hạ phẩm, chỉ có đọc sách mới là cao quý). Còn có những câu được cho là phân giai cấp nặng nề như là “quân thần phụ tử”, “sĩ nông công thương”, “nam tôn nữ ti”, v.v.. Những câu này theo cách hiểu của con người ngày nay trên thực tế cũng không phải là khái niệm nguyên gốc của Nho gia.

Ví dụ câu “duy hữu độc thư cao”, trên thực tế là có từ “Thần đồng thi” thời Tống triều. Trong thời đó, quan niệm trọng nam khinh nữ lên đến cực độ, nên có những câu kiểu như thế này cũng là bình thường, nhưng đó là kết quả giáo dục do nhân tố chính trị cố ý tạo thành, hoàn toàn không có liên quan gì đến tư tưởng Nho gia.

Trung tâm của tư tưởng Nho gia là nhân, nghĩa, biết thiên mệnh, đối với sự nghiệp, địa vị, thân thế không có cố chấp truy cầu, mà chỉ là nhấn mạnh vào “cho dù ở địa vị nào, thì cũng phải làm tốt bổn phận của mình ở địa vị đó”, ngoài còn phải làm tốt nhất có thể, bởi vì không chỉ là làm cho mình, mà còn là vì người khác nữa.

“Sĩ nông công thương”, mặc dù “sĩ” đứng đầu tiên, nhưng không có ý rằng người bậc sĩ (người trí thức) là quan chức, mà là người có kiến thức, kiến thức này có thể là liên quan đến âm dương ngũ hành, văn học lịch sử, chế độ pháp luật, v.v… Và nhiệm vụ của người bậc sĩ là trợ giúp người khác, hoặc là nghiên cứu tìm tòi tri thức để lưu truyền lại cho thế hệ sau, hoàn toàn là xuất phát từ tính sứ mệnh, tinh thần trách nhiệm mà thực hiện; người bậc sĩ thường là có khí chất hàm dưỡng vượt trội, nhưng thậm chí có thể nghèo hơn cả nông dân.

Trong các học trò của Khổng Tử, bao gồm 3.000 môn đồ và 72 hiền nhân, cách ngành các nghề đều có người làm, có người buôn bán, có người làm nông, người thì tòng quân. Họ đại bộ phận đều là dấn thân vào nghành nghề của mình, không có việc vì theo học Khổng Tử mà thay đổi công việc của mình, mà điều thay đổi chỉ là tâm thái.

11980003da8ab94b9b84
Nho gia không có khái niệm giai cấp.

Hoàn thiện bản thân, cống hiến cho người khác

“Quân thần phụ tử” cũng không phải là khái niệm giai cấp, mà chỉ nói lên thân phận, vai trò của nhân vật. Nho gia vẫn luôn chỉ dạy mọi người làm thế nào để trở thành một chính nhân quân tử, để đạt được mục đích là trước hết phải đạt được tự hoàn thiện bản thân mình, tiếp đến là cải biến thế giới, chính là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cũng chính là nói Nho gia không quy phạm giáo điều, hoặc công kích người khác, mà là tập trung vào yêu cầu bản thân mình. Tự yêu cầu bản thân là không phân biệt tuổi tác, giới tính, thân phận, ai cũng có thể làm được. Vì thế “quân thần phụ tử” không đại biểu cho địa vị hay giai cấp, mà là chỉ vai trò bản thân, mỗi người đều phải có trách nhiệm với vai trò của mình.

“Phụ từ tử hiếu”, “minh quân trung thần” cũng có đạo lý tương tự, muốn con cái hiếu thảo, thì trước tiên cha mẹ phải dạy về trách nhiệm cho trẻ, cha mẹ phải gương mẫu, thì con cái mới có đối tượng để học tập; một người quân chủ tài đức sáng suốt, thì thần tử mới nhất định sẽ trung thành. Vì thế, trong tư tưởng của Nho gia, không tồn tại ngu trung, ngu hiếu, mà là yêu cầu tất cả mọi người đều phải tự hoàn thiện tốt bản thân mình, và hơn nữa là giúp đỡ người khác.

Nếu chúng ta có thể thực sự hiểu về tư tưởng Nho gia, thì sẽ nhận thấy hàng ngàn năm trước đã có quan niệm “bình đẳng” tiến bộ rồi. Nếu ai ai cũng có thể lĩnh hội và thực hành nó, thì rất nhiều những bất công thị phi trong xã hội sẽ tự nhiên được cải biến.

Lê Hiếu, dịch từ watchinese.com

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp