Thiện nhượng ngôi báu, vị vua được người đời sau hết lòng kính trọng

20/12/19, 09:45 Cổ Học Tinh Hoa

Vua Nghiêu, Đế Thuấn là 2 trong 5 vị Ngũ Đế cai trị vùng đất Trung Hoa thời cổ đại, được hậu thế ca ngợi là vị vua tài giỏi và đức độ. Dưới sự trị vì của ông, người dân được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc, “ngoài đường không lượm của rơi, trong nhà khỏi lo đóng cửa”.

Thiện nhượng ngôi báu, vị vua được người đời sau hết lòng kính trọng - Vua Nghiêu
Chân dung vua Nghiêu, một vị vua huyền thoại trong lịch sử Trung Hoa thời cổ đại. (Ảnh: Wikipedia)

Ngày nay hầu hết các nhà nước đã không còn theo chế độ quân chủ theo hình thức cha truyền con nối như thời phong kiến trước đây. Hễ người có tài được nhân dân ủng hộ thì sẽ có thể lãnh đạo đất nước. Chúng ta cho rằng đó là một bước đột phá trong tổ chức nhà nước. Tuy nhiên nếu am hiểu về lịch sử, bạn có thể thấy rằng “bước đột phá” đó chẳng qua chỉ là sự lặp lại, con người ngày nay dường như chỉ mô phỏng lại cuộc sống của người xưa.

Trong Điện Thái Hòa ở Huế, ngay trên ngai vị có 1 bài thơ:

Văn hiến ngàn năm dựng

Núi sông vạn dặm xa

Hồng Bàng thuở lập quốc

Nghiêu Thuấn vững sơn hà.

Các vua nhà Nguyễn nhìn nhận rằng để có thể trị quốc, an dân bình thiên hạ, để “vững sơn hà” cần phải noi gương vua Nghiêu Đế Thuấn. Dưới sự trị vì của các bậc minh quân, người dân được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc “ngoài đường không lượm của rơi, trong nhà khỏi lo đóng cửa”.

Vậy vua Nghiêu, Đế Thuấn là ai?

Vua Nghiêu và vua Thuấn là 2 trong 5 vị Ngũ Đế cai trị vùng đất Trung Hoa thời cổ đại, được hậu thế ca ngợi là những vị vua tài giỏi và đức độ. Sự cần mẫn và lòng nhân từ của 2 vị vua này được xem là kiểu mẫu cho những bậc vua chúa đời sau noi theo.

Đế Nghiêu họ Kì tên là Phóng Huân, theo Sử Ký, đế Nghiêu bắt đầu làm vua ở tuổi 20 và mất ở tuổi 79. Có điển tích trong một lần vi hành, đế Nghiêu thấy một người ăn trộm bị trói, ông tiến đến và hỏi công sai: “Anh ta phạm tội gì vậy?”

Công sai trả lời: “Bẩm bệ hạ! Hắn lấy trộm lương thực ạ!”

Đế Nghiêu hỏi tội phạm: “Ngươi vì sao phải lấy trộm lương thực?”

Tên trộm trả lời: “Ở quê thảo dân bị mất mùa vì hạn hán nên ai cũng đói ăn!”

Đế Nghiêu nghe xong liền nói với công sai: “Hãy trói luôn cả ta đi, bởi vì chính ta đã khiến anh ta phải đi ăn trộm!”

Công sai và các công thần nghe xong ai nấy đều vội quỳ sụp xuống trước mặt đế Nghiêu. Đế Nghiêu trầm ngâm nói từng chữ chậm rãi: “Bá tánh không có lực chống lại hạn hán là trách nhiệm của ta. Không có cái ăn liền đi ăn trộm, đây cũng là do ta không giáo dục tốt. Sao có thể nói là không liên quan đến ta được?”

Đế Nghiêu lệnh cho các đại thần trói mình lại, sau đó ông đứng ở bên cạnh tên trộm. Lê dân trăm họ ở bốn phương tám hướng kéo đến xem ngày một đông, ai nấy đều cảm động bật khóc.

Trong suốt thời gian trị vì của Đế Nghiêu, nhân dân được hưởng ấm no hạnh phúc. Chế độ lễ nhạc Trung Hoa và cờ vây cũng được phát minh trong khoảng thời gian này.

Đế Thuấn, tên thật là Trọng Hoa sinh ra ở Diêu Khư nên về sau lấy Diêu làm họ. Sinh thời ông là một công thần của Đế Nghiêu, lập nhiều công trạng và trở thành một trong những trụ cột chính dưới chính quyền quân chủ của đế Nghiêu. Sau này, ông đã trở thành vị vua tiếp theo của Trung Hoa cổ đại nhờ chế độ Thiện nhượng, nhường ngôi báu lại cho người tài đức của Đế Nghiêu.

Thiện nhượng ngôi báu, vị vua được người đời sau hết lòng kính trọng - Đế Thuấn
Đế Thuấn. (Ảnh: Internet)

Chính sách Thiện nhượng của Đế Nghiêu

Thiện nhượng là danh từ được đặt ra dưới thời vua Nghiêu được ghép bởi 2 cụm từ Thiện vị và Nhượng vị. Trong suốt quá trình trị vì, vua Nghiêu thấy rằng việc cha truyền con nối ngôi báu là một chính sách quá mạo hiểm, và mỗi lần thay đổi triều chính là mỗi lần binh đao đổ máu, trăm họ lầm than. Một vị vua thương dân như con lẽ nào lại có thể chấp nhận điều ấy. Vì vậy ông đã đặt ra chính sách Thiện nhượng.

Tức là một vị vua sau khi chết đi sẽ chọn trong đất nước mình một người tài đức để lãnh đạo muôn dân, tránh cảnh binh đao đẫm máu. Theo đó lúc lâm chung thay vì truyền ngôi cho con mình là Đan Chu thì ông đã nhường lại ngôi cho một quan thần trong triều là Trọng Hoa tức Đế Thuấn. Hành động này của ông đã được người đời sau hết lòng ca ngợi.

Trong học thuyết của mình, Khổng Tử đã hết lòng kính trọng đối với vua Nghiêu, ông gọi những năm tháng đó là “ngày Nghiêu tháng Thuấn”, ngụ ý bao giờ con người có thể trở lại những tháng ngày được trị vì bởi những người tài đức như vua Nghiêu, Thuấn thì con người mới lại có được hạnh phúc.

Đế Thuấn về sau cũng bỏ qua con trai mình là Thương Quân và nhường ngôi lại cho người có công trị thủy là Hạ Vũ. Tiếp theo, Đại Vũ cũng bỏ qua con trai mình mà nhường ngôi cho Bá Ích, nhưng con trai của Vũ là Hạ Khải đã dùng vũ lực đoạt lấy ngai vàng, lập nên nhà Hạ. Từ đó chế độ cha truyền con nối ngôi vua được tái lập.

Hoàng An (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?