Hoàng đế Khang Hy và Vua Louis XIV: Một Đông một Tây nhưng tương đồng đến kỳ lạ

05/11/18, 11:32 Tri thức

Khang Hy Đại đế và Vua Louis XIV đều là những vị Hoàng đế tài ba, cần mẫn điều hành quốc sự và luôn tuân thủ nghiêm khắc những chuẩn mực đạo đức. Cả hai đều yêu thích khoa học, nghệ thuật và cởi mở học hỏi những tinh hoa của các nền văn hóa cả Đông lẫn Tây phương.

Hoàng đế Khang Hy và Vua Louis XIV: Một Đông một Tây nhưng tương đồng đến ngỡ ngàng. (Ảnh: t/h)
Hoàng đế Khang Hy và Vua Louis XIV: Một Đông một Tây nhưng tương đồng đến ngỡ ngàng. (Ảnh: t/h)

Ở Trung Quốc, 130 năm cai trị hùng mạnh của nhà Thanh bắt đầu từ Hoàng đế Khang Hy (1654-1722), tiếp theo là Hoàng đế Ung Chính (1678-1735) và sau đó là Càn Long (1711-1799).

Ở Pháp, thời kỳ mà Vua Louis đời thứ XIV (1638-1718) cai trị được coi là Thế kỷ Huy hoàng. Vua Louis thứ XIV ở Pháp (hay còn gọi là Vua Mặt Trời) cai trị 72 năm, dài hơn so với bất kỳ thời gian cai trị của các vương giả khác ở châu Âu.

Cả hai nhà lãnh đạo đều cần mẫn điều hành quốc sự, tuân thủ nghiêm khắc những chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức. Họ yêu thích khoa học, nghệ thuật và mở cửa cho các nền văn hóa cả phương Tây lẫn phương Đông.

Năm 2011, Bảo tàng Cung điện Đài Bắc đã triển khai một cuộc triển lãm đặc biệt về Hoàng đế Khang Hy và Vua Mặt Trời Louis XIV với tên gọi “Những cuộc gặp gỡ giữa Nghệ thuật và Văn hóa Trung Hoa – Pháp”. Phải mất tận 3 năm để chuẩn bị cuộc triển lãm. Triển lãm trưng bày và giới thiệu những thành tựu to lớn của cả hai nhà cầm quyền lỗi lạc.

Hoàng đế Khang Hy

Người ta ghi nhận Hoàng đế Khang Hy là vị vua hiếm có trong lịch sử đã đánh giá cao các giá trị nhân văn. (Ảnh: wikimedia / CC0 1.0)
Người ta ghi nhận Hoàng đế Khang Hy là vị vua hiếm có trong lịch sử đã đánh giá cao các giá trị nhân văn. (Ảnh: wikimedia / CC0 1.0)

Hoàng đế Khang Hy có tinh thần đam mê học hỏi đáng để chúng ta ngưỡng mộ. Ông thông thạo văn thơ và hội họa. Ông cũng am hiểu sâu rộng về những tác phẩm kinh điển của cổ nhân.

Khang Hy đam mê thư pháp truyền thống Trung Hoa. Người ta ghi nhận Hoàng đế Khang Hy là vị vua hiếm có trong lịch sử đã đánh giá cao các giá trị nhân văn. Ông còn rất cấp tiến khi muốn được học hỏi nền khoa học phương Tây. Trong quyển Tiểu sử Hoàng đế Khang Hy, do nhà truyền giáo phương Tây Bai Jin viết, chúng ta được biết, Khang Hy rất tập trung tinh lực khi đang học. Ông tập luyện rất chăm chỉ và có kế hoạch học tập tỉ mỉ, rõ ràng. Ông cũng không ngần ngại đặt câu hỏi khi không hiểu điều gì. Do có bản tính hiếu kỳ, mỗi ngày ông dành hàng giờ để tìm tòi, học hỏi.

Khang Hy luôn giữ quyển sổ ghi chép quá trình học tập bên mình và về phòng đọc đi đọc lại nhiều lần. Ông cũng thường học toán học, sử dụng các dụng cụ để hiểu hơn về những kiến thức hình học Euclide. Chắc hẳn ông đã tốn rất nhiều công sức để khắc ghi quá trình suy luận toán học.

Một ngày của Hoàng đế Khang Hy

Người ta nói Khang Hy là một hoàng đế siêng năng bậc nhất. Sau khi thiết triều vào buổi sáng, ông dùng bữa trưa rồi sau đó sẽ dành hai giờ đồng hồ nghiên cứu lịch thiên văn học. Tiếp đó, ông quay lại cung điện để xem xét và phê chuẩn sắc lệnh. Sau bữa tối, ông đến nơi ở của nhà truyền giáo để giải các bài toán hình học và các vấn đề toán học khác. Ông tuân thủ nghiêm ngặt thói quen này mỗi ngày.

Khi vi hành khắp đất nước, ông luôn mang theo một chiếc kính thiên văn của phương Tây. Ông liên tục thực hành tính toán thiên văn cho vĩ độ và kinh độ tại những địa phương mà ông đi qua. Bất cứ khi nào có vấn đề không thể giải quyết, ông sẽ hỏi nhà truyền giáo đi cùng.

Hoàng đế Louis XIV

Ở phương Tây, Hoàng đế Louis XIV cũng được biết đến là một vị vua rất tận tụy. Ông lên ngôi năm 1661. Ông thường nghiên cứu chuyện quốc sự với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông đã giành được chiến thắng vinh quang qua một loạt trận đánh trong suốt cuộc đời.

Ở phương Tây, vua Louis XIV cũng được biết đến là một vị vua vô cùng tận tụy. (Ảnh: en.wikipedia.org)
Ở phương Tây, Louis XIV cũng được biết đến là một vị vua vô cùng tận tụy. (Ảnh: en.wikipedia.org)

Ông bắt đầu phát triển sản xuất hàng loạt bằng cách mang đến các khoản trợ cấp, miễn giảm thuế và độc quyền thị trường. Ông khen thưởng các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân để kích thích sản xuất. Ông cũng khuyến khích các nghệ nhân châu Âu đến Pháp để thành lập công ty Đông Ấn và Tây Ấn của Pháp.

Louis XIV thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia năm 1666 và xây dựng Đài quan sát Paris từ năm 1667 đến 1672. Mục đích của ông là để phát triển các nghiên cứu học thuật về hình học, thiên văn học, cơ học, giải phẫu học, thực vật học, hóa học, v.v.

Louis XIV yêu nghệ thuật và thường tổ chức yến tiệc tại cung điện Versailles. Thành viên hoàng gia và giới quý tộc thường đến trong những bộ trang phục dự tiệc sang trọng và rực rỡ sắc màu, thể hiện sự giàu có và thanh danh của các quý tộc, đồng thời thể hiện phong cách và hương vị độc đáo của Pháp.

Sự giao thoa văn hóa Trung – Pháp

Các nhà thiên văn học dòng Tên trong các sứ mệnh dòng Tên Trung Hoa, với Hoàng đế Khang Hy (Beauvais, 1690-1705). (Ảnh: wikimedia / CC0 1.0)
Các nhà thiên văn học dòng Tên và Hoàng đế Khang Hy (Beauvais, 1690-1705). (Ảnh: wikimedia / CC0 1.0)

Hoàng đế Khang Hy đã có dịp học hỏi khoa học, y học, lịch thiên văn học, giải phẫu người. Tiếp đó ông say sưa những món đồ thủ công bằng kính và men của Pháp chủ yếu là nhờ vào những lần trao đổi văn hóa Trung-Pháp. Còn về Louis XIV, ông cũng yêu thích gốm sứ, nghệ thuật và văn hóa Trung Hoa.

Đồ sơn mài và nội thất nằm trong danh mục yêu thích của Louis XIV. Ông dần đặc biệt thích gốm xanh Pháp – những đồ thủ công bắt chước thủ pháp chế tác của Trung Hoa. Người Trung Quốc cũng bắt chước những nghề thủ công của Pháp. Sự bắt chước giữa Trung Quốc và Pháp lúc đó dựa trên sự tôn trọng của mỗi bên dành cho nền văn hóa của nhau.

Trong số các loại hàng hóa giao thương, sứ Trung Quốc được phương Tây quan tâm nhiều nhất. Sứ có bề mặt cứng và bóng, với màu xanh coban và hình vẽ sống động. Do đó, người Pháp đã cố gắng khám phá công thức bí mật của sứ Trung Quốc. Họ muốn tạo ra một thứ sứ xanh đặc biệt theo đúng phong vị Pháp.

Trong triển lãm tại Bảo tàng Cung điện Đài Bắc nói trên, bảng logarit, la bàn và các dụng cụ khác được Hoàng đế Khang Hy dùng trông rất giống, có vẻ như bắt chước các dụng cụ khoa học do châu Âu làm ra. Còn những đồ gốm sứ là do người Pháp sản xuất nhưng lại bắt chước sứ Trung Quốc.

Xuân Nhạn, theo Vision Times

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?