Đũa

10/06/11, 18:45 Cổ Học Tinh Hoa

Đũa có bắt nguồn từ đầu triều đại nhà Thương ở Trung Quốc (từ 1755 đến 1122 năm trước công nguyên) và đã được sử dụng phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Nhưng những người khác cho rằng việc sử dụng đũa là rất lâu trước thời gian đó. Đũa được sử dụng thay thế cho dao trên bàn ăn: theo Khổng Tử thì dao được sánh với hành vi gây hấn và không nên sử dụng vào việc ăn uống

 

clip_image001

nh / Secretchina

Đũa hầu hết được làm bằng tre hoặc nhựa, nhưng cũng có những loại được làm bằng kim loại, xương, ngà voi, bạc và thậm chí là các loại gỗ khác nhau. Đũa được sử dụng bằng tay, kẹp giữa ngón tay cái và các ngón tay còn lại, và được sử dụng để gắp đồ ăn.

Bằng chứng sớm nhất của [đôi] đũa được làm bằng đồng đỏ được khai quật tại mộ Ân Khư tại Hầu Gia Trang, An Dương, Hà Nam, ước tính thô thì ngôi mộ này có từ 1200 năm trước công nguyên

Trong tiếng Hán chữ cổ «đũa» cũng có trong các chữ hiện đại của Trung Quốc chẳng hạn như [trong chữ] Hokkien, là zhù (pinyin:zhù, Minnan: ti) Tuy nhiên, chữ Zhu đã trở thành một chữ cấm kỵ trên các tàu thủy vì khi đọc lên nghe giống một chữ khác có nghĩa là «dừng lại». Kết quả là nó đã được thay bằng một chữ khác có ý nghĩa ngược lại là ’kuài’ (nhanh, nhanh chóng). Chữ này được sử dụng lan dần ra cho đến lúc nó trở thành chữ «đũa» ở hầu hết các ngôn ngữ Trưng Quốc hiện đại ngày nay. Vậy nghĩa mới của chữ «đũa» (kuài) trong tiếng Trung có thành phần của tre cộng thêm nghĩa ’nhanh’. Những ngư dân Trung quốc thấy chữ «zhu» (dừng lại) là điềm không may nên đã đổi «zhu» thành «kuaier», một chữ trái nghĩa với ’dừng lại’.

Cách thức sử dụng đũa

Trong văn hóa Trung Hoa thường thì người ta sử dụng bát cơm, rất hiếm khi thấy người ta sử dụng đĩa [đựng cơm] đưa lên miệng ăn, và thường thì dùng đũa để đưa thức ăn trực tiếp vào miệng.
Đút thức ăn cho người thân (cha, mẹ, anh em, cháu, con và những người thân thiết với họ) là điều được chấp nhận nếu họ gặp khó khăn trong việc gắp thức ăn. Ngoài ra, gắp thức ăn cho người lớn tuổi trước còn là một biểu hiện của sự kính trọng trước mỗi bữa ăn tối.

Gõ đũa lên cạnh bát là một cách thức tồi, giống những người ăn xin [sử dụng đũa] gây tiếng ồn để thu hút sự chú ý.

Xiên thức ăn bằng đũa cũng là bất lịch sự.

Cũng thật là thô lỗ nếu sử dụng đũa để tìm [bới] thức ăn trong đĩa ăn chung và được xem là cách thức tồi khi dùng đũa để chỉ những người cùng ăn trong bàn.

Không nên để đũa theo chiều dọc với bát cơm vì nó giống với nghi lễ đốt hương tượng trưng cho việc «cúng» người chết cũng như những gì liên quan đến sự chết chóc.

Hiện nay chỉ tính riêng tại Trung Quốc hàng năm ước tính có 45 tỷ đôi đũa chỉ dùng một lần sau đó vứt đi. Điều này tương đương với việc hàng năm người ta phải tiêu tốn đến 1,7 triệu mét khối gỗ hoặc 25 triệu cây gỗ lớn.

Đến nay người ta vẫn chưa thể biết chắc chắn rằng đũa đã được đưa vào sử dụng từ bao giờ. Một số sử gia cho rằng đũa đã được sử dụng cách đây từ khoảng 2000 đến 5000 năm , một số khác cho rằng nó được dùng trong suốt thời đại của Khổng Tử, khoảng 500 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên thật sự chắc chắn rằng đũa đã được phát minh tại Trung Quốc khi nền văn minh nổi bật Trung Quốc bắt đầu sử dụng những cành cây gãy để lấy thức ăn khi được nấu trong lửa để tránh bị phỏng tay, và cuối cùng là để lấy thức ăn được nấu trong các nổi lớn.

Theo KanZhongGuo

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?