Đừng để trẻ bị móng quặp đau đớn vì sai lầm của cha mẹ khi cắt móng
Không chỉ với người lớn, hiện tượng móng quặp cũng thường xảy ra ở trẻ em, nguyên nhân có thể là do di truyền, nhưng đa số vẫn là do các bậc phụ huynh cắt móng cho trẻ không đúng cách!
Móng quặp là gì?
Móng quặp hay còn gọi là móng chọc thịt, là tình trạng một góc nhọn của móng tay hay chân đâm sâu vào da cuối hoặc bên ngon tay, chân. Nó là chứng bệnh gây đau đớn và khó chịu thường xảy ra ở ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái.
Tại nơi móng đâm vào da có thể xuất hiện viêm, sau đó lan rộng và tiết dịch lỏng màu vàng nhạt. Nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể tiến triển thành nhiễm trùng, tạo ổ áp xe, thậm chí gây tình trạng viêm tủy xương hiếm gặp.
Nguyên nhân gây ra móng quặp
1. Cắt tỉa móng không đúng cách, có thể gây ra các góc của móng mọc đâm vào da. Vì thế cắt móng nên được cắt thẳng ngang qua, không cắt tròn, và tốt nhật là để móng tay dài hơn ít nhât 1mm so với phần chạm thịt.
2. Rối loạn móng như nhiễm nấm, có thể khiến móng chân dày lên hoặc mở rộng và đâm vào da bên cạnh.
3. Đi giày có phần mũi quá nhỏ sẽ làm cho các ngón chân ép lại với nhau và gây áp lực lên móng, thời gian dài sẽ khiến móng mọc quặp.
4. Bị chấn thương cấp tính gần móng tay hoặc bất cứ nguyên nhân gì khiến móng bị hư hỏng lặp lại (như chơi bóng đá) cũng có thể dễ gây móng mọc ngược vào trong.
5. Nếu gia đình bạn có người từng bị móng mọc vào trong, thì bạn có nhiều khả năng phát triển giống như vậy.
Chăm sóc và điều trị
Nếu là giai đoạn đầu của móng quặp, bạn có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:
– Ngâm chân trong nước ấm 4-5 lần/ngày, mỗi lần từ 10-15 phút (không cần phải thêm xà phòng, muối, hoặc các tác nhân kháng khuẩn vào nước). Việc này sẽ làm cho móng trở nên mềm.
– Rửa chân, bao gồm cả các khu vực bị ảnh hưởng, hai lần một ngày bằng xà phòng và nước, sau đó giữ cho bàn chân sạch sẽ, khô ráo.
– Không đi giày qua chặt, cố gắng nâng góc của móng đâm vào da lên bằng một mảnh bông nhỏ hoặc gạc làm tách phần móng và da ra.
– Điều này rất khó làm và gây đau đớn nhưng rất hiệu quả. Có thể phải sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen(Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin).
Điều trị
– Nếu không bị nhiễm trùng cấp tính thì nâng móng và tiến hành chăm sóc bình thường, bao gồm ngâm nước ấm, đeo giày dép thích hợp và làm sạch móng thường xuyên.
– Nếu vùng móng quặp bị nhiễm khuẩn thì phải phẫu thuật cắt bỏ phần móng quặp, tháo rạch ổ áp xe và loại bỏ xương viêm nếu có. Cần tiêm ngừa uốn ván nếu là vết thương hở kéo dài. Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng.
Phòng bệnh
– Phương pháp tốt nhất là chăm sóc móng cẩn thận mỗi lần cắt móng. Móng chân cần được cắt thẳng qua – để điểm cuối cùng của góc móng dài hơn cạnh da. Điều này ngăn cản các góc móng găm sâu vào da. Không nên cắt móng hình tròn hoặc cắt quá ngắn.
– Mang giày vừa vặn.
– Giữ bàn chân sạch
Lê Hiếu, theo Great Daily