Vì sao các vận động viên Olympic thi nhau đi giác hơi?

Giác hơi là một trong những phương pháp trị liệu mà vận động viên thế vận hội lần này tin dùng. Vậy do đâu mà giác hơi lại được yêu thích đến thề?

Sau các nữ diễn viên Gwyneth Paltrow và Jennifer Aniston, chữa bệnh bằng phương pháp giác hơi đã trở thành xu hướng của các vận động viên Mỹ tham dự Olympic, NY Post đưa tin.

Vận động viên thể dục nghệ thuật Alex Naddour chia sẻ giác hơi chính là bí mật giúp anh khỏe mạnh. Naddour nhấn mạnh giác hơi giảm đau nhức, căng thẳng tốt hơn mọi liệu pháp massage và cả thuốc cortisone.

van-dong-vien-my-du-olympic-chua-benh-bang-giac-hoi
Vận động viên Alex Naddour để lộ vòng tròn đỏ do giác hơi trong lúc thi đấu. (Ảnh: Internet)

Vận động viên Chris Brooks cho biết một trong những lý do anh thích giác hơi là không cần huấn luyện viên hay bác sĩ khi thực hiện. “Nếu bị đau, bạn chỉ cần đặt một chiếc lọ lên. Bạn có thể nhờ người cùng phòng hoặc tự làm”, đội trưởng đội thể dục Mỹ nói.

Giác hơi là phương pháp trị liệu đơn giản là dùng các cốc giác bằng nhựa hoặc thủy tinh và một bơm chân không. Chiếc cốc được úp lên da rồi dùng bơm hút hết khí trong cốc ra khiến máu được đưa lên bề mặt da làm vỡ các mao mạch và tạo nên những vòng tròn màu tím đỏ. Đối với các phương pháp truyền thống hơn thì không cần bơm mà chỉ cần dùng lửa hơ nóng bên trong cốc rồi đặt lên da. Khi cốc nguội, không khí bên trong bị thu lại và tạo ra hiệu quả tương tự.

Tai sao cac van dong vien Olympic thich giac hoi-Hinh-2
Các dụng cụ giác hơi. (Ảnh: Internet)

Giác hơi là liệu pháp đã có từ xa xưa trong y học Trung Quốc và còn được thực hành ở Trung Đông. Y học Trung Hoa cho rằng phương pháp này có tác dụng mở các luồng khí. Còn các vận động viên thì khẳng định giác hơi có tác dụng làm lành, hồi phục, bơm máu và giảm đau.

Từ ngàn năm trước, các thầy thuốc đã phổ biến phương pháp này trong dân gian và được nhiều người làm tại nhà. Việc giác hơi xuất phát từ nguyên lý âm dương, sử dụng nhiệt để trị hàn (lạnh) trong cơ thể.

Tai sao cac van dong vien Olympic thich giac hoi-Hinh-3
Y học Trung Hoa cho rằng phương pháp này có tác dụng mở các luồng khí trong cơ thể. (Ảnh: Internet)

Tại Việt Nam có quan niệm dân gian về trúng gió là bị gió độc nhập vào cơ thể, gây ra một hoặc nhiều triệu chứng như mỏi mệt, sốt, nhức đầu, buồn nôn,… Do đó mục đích giác hơi là nhằm làm cho gió độc thoát ra khỏi cơ thể.

Liệu pháp giác hơi thường được dùng trong những trường hợp như bị cảm lạnh, cảm nóng, đau đầu chóng mặt, mắt sưng đỏ đau, ho suyễn, đau bụng, tiêu chảy, đau nhức cơ xương khớp.

Tuy nhiên, các bác sĩ y học cổ truyền hiện nay khuyến cáo không nên dùng giác hơi trong những trường hợp như: Vùng da có bệnh, người đang gầy khô, người có cơ nhục đàn hồi kém, người sốt cao mê sảng, hoặc co giật toàn thân. Không giác các vùng có mạch máu nhiều, nơi xương gồ lên, vùng đầu có tóc, mắt, mũi, tai… Không giác vùng bụng dưới. Người phù thũng cần thận trọng khi dùng giác.

 Tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc