Chuỗi khai nở Hoa Ưu Đàm tại Việt Nam: Hoa Phật lại nở tại Quảng Bình
Năm 2012 này là một năm thật đặc biệt trên đất nước Việt Nam với nhiều sự kiện nổi bật. Đặc biệt đáng chú ý nhất là sự kiện hoa ưu đàm bà la theo truyền thuyết 3000 năm mới khai nở đã liên tục nở rộ trên khắp lãnh thổ Việt Nam từ Bắc chí Nam.
Theo kinh Phật, loài hoa hoa Ưu Đàm (Udumbara) 3.000 năm mới nở một lần. Udumbara là một từ tiếng Phạn, có nghĩa là “một loài hoa mang điềm lành từ Trời”. Sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm là dấu hiệu cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến, để chính lại Pháp trong thế giới này.
Tiếp nỗi chuỗi sự kiện trên, hôm 21-6-2012 vừa qua, hoa ưu đàm lại nở ở một trạm xá ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Người trạm trưởng trạm xá này là một người tu luyện theo Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) là môn khí công đang được phổ truyền khắp thế giới. Trước đó hoa ưu đàm đã khai nở tại rất nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam (Hải Phòng, Phú Yên, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…).
Có rất nhiều người tới xem, mang cả kính lúp để nhìn Hoa Ưu Đàm cho rõ hơn:
Bệnh viện Đa Khoa huyện Bố Trạch
Hoa Ưu Đàm khai nở trên dây phơi bằng đồng
Có 28 bông hoa Ưu Đàm đã khai nở
Khoa Y tế công cộng nơi Hoa Ưu Đàm khai nở
Quyển 8 kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loại hoa của Trời, thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài.”
Kinh Phật cũng ghi lại rằng Đức Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua lý tưởng, người sẽ cai trị thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng công lý. Những ai dùng thiện để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Khổng giáo…
Trong hai thập niên qua, nhiều người trên thế giới đã bắt gặp một loại hoa được tin là hoa Ưu Đàm. Hoa Ưu Đàm được tìm thấy lần đầu tiên ở Hàn Quốc vào năm 1997. Sau đó, nó xuất hiện ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Úc, và Mỹ. Loài hoa này cũng được thấy mọc trên các loại thực vật khác, kim loại, và cả tượng Phật.
Theo Tindachieu