Alan Turing và cuộc đời buồn của nhà khoa học vĩ đại
Alan Turing là cha đẻ của ngành khoa học máy tính, là người sáng tạo ra chiếc máy Turing thách thức câu hỏi: “máy móc có thể suy nghĩ hay không?” và đặt ra khái niệm xác định “trí tuệ nhân tạo”.
Người đàn ông nổi tiếng trong lịch sử này sinh ngày 23/06/1912 tại Maida Vale, Paddington, Luân Đôn (Anh). Hôm nay, trên trang chủ của Google có hình chiếc máy tính Turing kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Alan Turing – cha đẻ của Khoa học máy tính |
Ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã thể hiện tài năng của mình trong các lĩnh vực toán học, vật lý, mặc dù ngôi trường cấp hai mà ông học tập là Sherborne lại đề cao các môn khoa học xã hội hơn.
Ở tuổi 16, Turing đã đọc và hiểu các tác phẩm của Albert Einstein, ông đưa ra chiếc máy Turing trước ngày sinh nhật lần thứ 24 của mình, giải quyết vấn đề Entscheidungsproblem (bài toán quyết định) mà nhà toán học người Đức David Hilbert đưa ra bằng chiếc máy Turing.
Thiên tài người Anh đã cống hiến rất nhiều cho nền khoa học trước khi kết liễu đời mình bằng thuốc độc |
Chiếc máy Turing được chứng minh, có khả năng tính toán bất cứ một vấn đề toán học nào, nếu vấn đề ấy có thể được biểu diễn bằng một thuật toán. Máy Turing cho thấy Entscheidungsproblem là một vấn đề không giải được, bằng cách đầu tiên chứng minh rằng bài toán dừng trong máy của Turing là bất khả định, chiếc máy Turing được dùng trong những thí nghiệm giả định kiểm tra khả năng của máy tính.
Trong Chiến Tranh Thế giới thứ hai, Turing làm việc tại Trung tâm giải mật mã của Anh ở Bletchley Park , chỉ huy của nhóm Hut 8 – chuyên nhiệm vụ giải mật mã của hải quân Đức. Turning đã kết nối các máy giải mã thành máy Bombe và tìm ra công thức của máy Enigma – máy tạo mật mã và giải mật mã.
Cỗ máy giải mã vĩ đại Bombe |
Turnign cũng từng bị kết án vì tội có hành vi khiếm nhã, năm 1952 ông suýt bị tống vào tủ bởi thừa nhận có quan hệ đồng tình luyến ái, sau đó ông phải dùng biện pháp ‘thiến hoá học’ để tránh việc phải ngồi tù.
Năm 1954 ông qua đời và các nhà chức trách xác định đó là do ngộ độc Xyanua và nguyên nhân là tự tử, rất nhiều người thương tiếc và cho rằng ở độ tuổi 42 – Turning còn quá nhiều điều có thể cống hiến.
Năm 2009, Thủ tướng Gordon Brown (Anh) đã thay mặt chính phủ chính thức xin lỗi về cách đối xử của Turing sau chiến tranh. Alan Turing cũng được truy tặng nhiều danh hiệu sau khi qua đời, đồng thời có nhiều viện toán ngày nay trên khắp thế giới cũng đặt tên ông để tưởng nhớ nhà khoa học có công lao đóng góp to lớn trong lịch sử này.