Những tiết lộ gây sốc về hiến, cấy ghép nội tạng

29/04/16, 07:00 Sức khỏe

Ghép tạng là ngành khoa học kỹ thuật cao, phức tạp nhất nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro cao nhất.

1450747629-phau-thuat-ba-chai
Mặt sau của việc cấy ghép nội tạng. (Ảnh: Internet)

Trong lĩnh vực khoa học về con người, khi một bộ phận cơ thể bị hư hỏng không thể chữa khỏi, ghép tạng là biện pháp duy nhất, là hy vọng sống cuối cùng của người bệnh. Trong nhiều trường hợp nó là biện pháp cuối cùng để níu giữ sự sống.

Cho đến nay y học hiện đại đã tiến hành cấy ghép được rất nhiều bộ phận trên cơ thể con người, từ nội tạng như gan, thận, tim, tụy…. đến các bộ phận bên ngoài như mặt, chân, tay… Vấn đề hiện đang làm đau đầu các nhà quản lý là số bệnh nhân chờ được ghép tạng tăng lên theo từng năm nhưng số người tình nguyện hiến tạng quá ít. Nhiều người bệnh đã qua đời do không thể chờ để được nhận bộ phận hiến tặng. Tuy nhiên trong lĩnh vực vô cùng mới mẻ này, có những điều không phải ai cũng biết.

Hãy tìm hiểu kỹ những điều sau đây nếu bạn có ý định hiến, cấy ghép nội tạng.

Cấy ghép thận

Thận. (Ảnh: Internet)

Hầu hết khi các cơ quan được cấy ghép, cơ quan cũ thường được loại bỏ. Tuy nhiên, với cấy ghép thận thì thận cũ vẫn được giữ lại trong cơ thể. Điều này có nghĩa là, thận mới sẽ phải làm thêm những việc mà thận cũ làm không đúng cách.

Điều này do đặc thù vị trí của thận, nó nằm ở vị trí khá bất tiện ở lưng dưới, vì vậy mà các bác sỹ vẫn để nó lại trừ khi có một lý do thực sự phải loại bỏ chúng (như thận không hoạt động bị lây nhiễm). Quả thận mới sẽ được đặt gần xương chậu, thấp hơn so với thận cũ.

Thông thường chỉ cần ghép 1 quả thận vì thận là môt cơ quan xuất sắc về khả năng làm việc bền bỉ và dẻo dai. Khi chỉ có 1 quả nó sẽ vẫn có thể tăng cường hoạt động để bù trừ. Chính vì thế ngoài bán máu kiếm tiền người nghèo còn có “khả năng” bán đi một quả thận nên đây là cơ quan có số ca cấy ghép nhiều nhất.

Và đặc biệt hơn, khác với các cơ quan khác, khi tách ra khỏi cơ quan người hiến mà bị chết thì nó vẫn có thể hoạt động lại sau khi lọc máu nên nâng cao khả năng cấy ghép.

Nguy cơ nhiễm bệnh cao khi ghép nội tạng

Hệ miễn dịch sẽ không được khỏe mạnh do phải dùng thuốc chống đào thải. (Ảnh minh họa: Internet)

Trong thực tế, khi chúng ta cấy ghép nội tạng, sẽ phải dùng thuốc ức chế miễn dịch cho phần nội tạng còn lại và thuốc sẽ có thể gây bệnh cho các phần khác của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch bình thường bị suy yếu, người bệnh dễ bị nhiễm bệnh hơn, nhất là các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm…

Hoặc đối với các thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch trong phần ghép tạng có thể gây ra các phản ứng phụ, làm người bệnh mất ngủ, thần kinh kích động, rậm lông, phù nề, tăng huyết áp, hay gây ra bệnh tiểu đường. Song ngưng sử dụng thuốc là không thể vì nó sẽ càng đẩy căn bệnh trầm trọng thêm.

Cấy ghép tạng kéo theo nạn buôn bán nội tạng

Buôn bán tạng phi pháp. (Ảnh: Internet)

Tuy rằng cấy ghép nội tạng là điều nhân đạo nhưng một số thành phần dựa vào đó để trục lợi bằng cách buôn bán nội tạng. Theo ước tính việc buôn bán nội tạng, hầu hết là bất hợp pháp, có giá trị hàng tỷ USD mỗi năm.

Theo tiết lộ của nhà báo Scott Carney, người nghiên cứu và viết một cuốn sách về thị trường chợ đen, sau trận động đất năm 2004, ở Ấn Độ có một ngôi làng chuyên bán thận để có tiền tồn tại. Số lượng thận bất hợp pháp này nhằm phục vụ giới giàu có.

Vấn đề tôn giáo

Với nhiều tôn giáo trên thế giới, việc cấy ghép thận là trái với đạo đức, tâm linh và xúc phạm đến người chết. Vì quan niệm này mà nghành cấy ghép thận đang bị cản trở. Ở Iran, hầu hết các ca ghép thận được lấy từ người còn sống bởi quan niệm không được xúc phạm người đã chết.

Trong khi người theo đạo Kito hay Công giáo dễ dàng chấp nhận việc lấy và ghép tạng thì người Do Thái lại có quan niệm hoàn toàn khác. Đối với họ, một con người vẫn được coi là sống khi trái tim còn đập, kể cả khi người đó chết não.

Người Do Thái tin rằng cái chết thực sự chỉ xảy ra khi trái tim con người ngừng đập. Như vậy nếu trong trường hợp ghép tim, trái tim người hiến sẽ đập trong lồng ngực của người nhận tạng, hành động này là không thể chấp nhận được. Nó phạm vào vấn đề đạo đức.

Còn trong văn hóa phương Đông thì càng hạn chế vì kể cả khi chết cũng không được giày vò thân xác người đã quá cố, như thế gọi là chết không toàn thây.

Cấy ghép nội tạng là lĩnh vực không ngừng nghiên cứu

Nghiên cứu cải thiện phương pháp cấy ghép tạng. (Ảnh: Internet)

Ca ghép nội tạng thành công đầu tiên là năm 1950 với thận. Tuy nhiên, sau cấy ghép không lâu bệnh nhân đã tử vong. Đây tiếp tục là vấn đề làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Phải đến 30 năm sau đó, với việc ra đời của thuốc chống thải ghép, phương pháp điều trị bệnh này mới trở thành một cuộc cách mạng trong y học.

Thành công của nó đã được trao giải Nobel y học. Để có được ngày hôm nay, đòi hỏi biết bao cuộc phẫu thuật, các công trình nghiên cứu khoa học, y học trên người.

Bệnh nhân được ghép nội tạng liệu có sống thọ

Nhiều người may mắn sống sót thêm 10 – 20 năm. Ở bệnh nhân ghép gan thành công, việc sống sau 5 năm cấy ghép đang trở nên phổ biến. Đối với thận, các nhà khoa học cho rằng việc ghép thận từ người còn sống còn làm tăng tuổi thọ cho bệnh nhân.

Bệnh nhân ghép tim dường như sống ít thọ nhất so với các tạng khác như thận, gan… Với việc phát triển của ngành khoa học ghép tạng, các nhà khoa học cho rằng trong tương lai không xa tuổi thọ trung bình của bệnh nhân sau ghép tạng cũng sẽ không thua kém gì người bình thường.

Hy vọng mới từ máy in 3D

Máy in 3D. (Ảnh: Internet)

Sự xuất hiện của máy in 3D đang trở thành một cuộc cách mạng mới trong y học. Người ta có thể tạo ra bất cứ vật thể 3D nào chỉ nhờ một chiếc máy in, kể cả các bộ phận trong cơ thể. Đã có nhiều cuộc cấy ghép thành công nhờ máy in 3D như thay thế mô hình tai, sụn, bàng quang, tử cung…

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu với hy vọng sẽ cho ra đời một cơ quan nội tạng thực sự như thận sinh học từ máy in 3D. Họ dự tính sẽ phải mất từ 15-20 năm nữa để cho ra đời một quả thận sinh học đầu tiên trên thế giới.

Theo Kiến Thức

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL