Văn Giang: nỗi lo mưu sinh sau thu hồi đất

09/05/12, 18:49 Tin Tổng Hợp
Hai tuần sau khi UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cưỡng chế thu hồi đất tại xã Xuân Quan, các hộ dân ở đây đang tất bật nỗi lo mưu sinh khi không còn đất canh tác.

Ảnh minh họa

 

Họ vẫn khiếu nại vì cho rằng có những văn bản vi phạm pháp luật và không có giá trị thực hiện.

Chiều 8-5, hàng chục nông dân xã Xuân Quan có mặt tại ngôi nhà tạm của ông Lê Thạch Bàn (74 tuổi), sau buổi sáng ra trồng cây trên những thửa ruộng của họ mới bị cưỡng chế xây dựng dự án khu đô thị thương mại – dịch vụ Văn Giang (Ecopark) hôm 24-4.

“Chúng tôi vừa ra trồng chuối lại trên mảnh đất đã bị cưỡng chế. Cũng chỉ dám trồng những cây ngắn ngày như chuối, đậu… bởi không làm thì không biết lấy gì ăn” – những người này cho biết.

Mất thu nhập ổn định

Ông Bàn nói: “Dự án và các chính sách của Đảng, Chính phủ và Nhà nước chúng tôi không phản đối, nhưng cần phải làm đúng với kết luận và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ trong việc đền bù và đảm bảo quyền và lợi ích cho người dân”. Ông Bàn đặt vấn đề câu chuyện tạo công ăn việc làm cho những người lao động tại địa phương, đồng thời có mức đền bù thỏa đáng bởi mức giá đền bù chưa thể bằng được thu nhập một năm trên một sào đất trồng cây cảnh mà người dân đang có.

Bày tỏ sự lo lắng về công ăn việc làm, chị Đỗ Thị Sửu cho biết nhà có 2 sào ruộng bị cưỡng chế. Trước đây, 2 sào ruộng này vốn là đất trồng lúa, chịu khó chăm bón mỗi năm cũng cho gia đình hơn 1 tấn thóc. Tuy nhiên, 2 sào đất ấy của nhà chị Sửu đã được chuyển đổi sang trồng cây cảnh cho thu nhập từ 50 đến hàng trăm triệu đồng/sào/năm. Nhờ khoản tiền này, gia đình chị Sửu đủ chi phí sinh sống và đầu tư cho con đi học.

“Từ hôm bị cưỡng chế đến nay chúng tôi không biết làm gì để sống. Nhà tôi có một đứa con đang học ĐH ở Hà Nội, hằng tháng phải cung cấp tiền cho nó mà giờ không còn ruộng, không còn nơi để trồng cây cảnh nên không có thu nhập, chưa biết có vay mượn mà cho cháu học đến lúc tốt nghiệp hay không” – chị Sửu bất lực.

Trăn trở chuyển đổi nghề

Vấn đề chuyển đổi công việc, làm gì sau khi bị thu hồi đất cũng là nỗi trăn trở của người dân bị cưỡng chế.

Ông Lê Thạch Bàn cho biết nhà đầu tư nói sẽ nhận người tại xã Xuân Quan vào làm tại dự án nhưng chẳng có mấy thanh niên trai tráng trong làng được nhận. Việc hứa hẹn đưa người đi xuất khẩu lao động nước ngoài đến nay cũng chưa có ai ở xã Xuân Quan ra nước ngoài làm việc. Thậm chí nhà đầu tư hứa hẹn đào tạo nghề, tạo việc làm cho các hộ dân nhưng chưa được thực hiện, chỉ là những lời hứa hẹn suông. Về phần chính quyền cũng chưa có lớp đào tạo nghề nào hay tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi công việc.

Thực tế, khi có dự án Ecopark, UBND tỉnh Hưng Yên đã có chủ trương xây dựng làng nghề gốm sứ tại xã Xuân Quan, làng nghề mây tre đan tại thị trấn Văn Giang để tạo việc làm cho người dân. Tuy nhiên, những chủ trương này vẫn chưa đến được với người dân, chưa thành hiện thực để người dân có một nghề thật sự mưu sinh.

Về phía nhà đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) mới chỉ đào tạo, tuyển dụng được một lớp nhân viên bảo vệ an ninh. Ngoài ra, công ty này hứa hẹn đối với những hộ bị thu hồi 100% đất nông nghiệp, công ty sẽ nhận mỗi hộ một lao động vào làm việc; nhận mỗi hộ hoàn thành bàn giao đất một lao động phổ thông vào làm việc.

Nhà đầu tư cũng cam kết sau khi bàn giao 100% diện tích đất dự án sẽ nhận khoảng 3.000 lao động phổ thông, tập huấn, đào tạo để sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, những hứa hẹn này được triển khai như thế nào vẫn còn phải chờ đợi.

Trả lời về việc đã thực hiện chính sách hỗ trợ lao động cho người dân bị thu hồi đất thế nào, ông Nguyễn Công Hồng, phó tổng giám đốc Vihajico, khẳng định sẽ thực hiện cam kết với tỉnh và người dân. Tuy nhiên, ông Hồng cho biết khó tuyển được lao động là người địa phương vào làm việc vì hiện nay những công việc như cắt hoa tỉa cành trong Ecopark chỉ có mức lương 130.000 đồng/ngày, người dân chê thấp nên không làm, do đó không tuyển được người.

Ông Hồng đưa ra lý do người dân không chịu vào khu đô thị làm là bởi “dù còn đất canh tác nhưng người dân vẫn đi làm thuê bên Bát Tràng với mức lương cao hơn nên họ không muốn làm trong khu vực dự án”.

Trong khi đó, một phó tổng giám đốc khác của Vihajico là ông Vũ Mai Phong lại khẳng định có thời điểm số người địa phương làm việc trong Ecopark lên đến 500 người. Tuy nhiên, những lao động này đều là lao động chân tay hoặc làm việc liên quan đến cây cảnh là công việc chuyên môn người dân địa phương đã thực hiện nhiều năm. Ông Phong thừa nhận từ khi dự án bắt đầu khởi công đến nay, chủ đầu tư cũng chưa mở được một khóa đào tạo và dạy nghề nào cho người dân của Xuân Quan nói riêng và Văn Giang nói chung.

Điều căn cơ nhất là việc làm cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất dường như chưa được chú ý. Với người nông dân “ăn chắc mặc bền”, đương nhiên họ cần một công việc cho thu nhập ổn định để đảm bảo tương lai chứ không chỉ là số tiền đền bù hay những lời hứa vẫn còn nằm trên giấy.

M.QUANG – HOÀNG ĐIỆP

VOV đề nghị làm rõ việc phóng viên bị đánh

Ngày 8-5, Đài Tiếng nói VN (VOV) đã có văn bản gửi Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin – truyền thông báo cáo vụ việc hai phóng viên của đài bị hành hung trong khi đang tác nghiệp tại cuộc cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang (Hưng Yên) hôm 24-4.

Bà Nguyễn Lan Hương, trưởng ban thư ký biên tập và thính giả của VOV, cho biết văn bản của VOV khẳng định hai phóng viên Nguyễn Ngọc Năm (trưởng phòng phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế) và Hán Phi Long đi tác nghiệp tại Văn Giang theo chỉ đạo của lãnh đạo đài.

Theo bà Hương, hai phóng viên tham gia cuộc họp báo của tỉnh Hưng Yên trước hôm cưỡng chế nên đã thực hiện đúng chỉ đạo của tỉnh là không vào khu vực giải tỏa mà chỉ đứng ở nhà văn hóa để tác nghiệp. Tuy nhiên, khi anh Long đang tác nghiệp thì bị một nhóm người đến hỏi (có cả người mặc sắc phục công an) và nhóm người này sau đó đánh anh Long rất dã man. Thấy vậy, anh Năm từ trong nhà chạy ra hỏi lý do thì nhóm người này quay sang đánh anh Năm và còng tay đưa lên xe chở về trụ sở một cơ quan của huyện Văn Giang. Tại đây, anh Năm đã bị thu thẻ nhà báo, thẻ Đảng và bị tra hỏi.

Bà Hương cho biết sau khi lấy cung anh Năm, buổi chiều cùng ngày công an huyện đã xin lỗi anh Năm và anh Long nhưng anh Năm vẫn làm đơn gửi giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ trách nhiệm của người ra lệnh đánh và bắt phóng viên, đồng thời đề nghị lãnh đạo Công an tỉnh Hưng Yên làm việc với lãnh đạo Trung tâm tin của VOV.

Sau đó, phía VOV có điện thoại cho Công an tỉnh Hưng Yên để hỏi về vụ việc nhưng do cơ quan này không có câu trả lời rõ ràng nên ngày 3-5, ông Nguyễn Hoài Thu, giám đốc Trung tâm tin, đã ký văn bản gửi giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ vụ việc. Mặc dù vậy, đến hôm qua Công an tỉnh Hưng Yên vẫn chưa có hồi âm. Ngoài ra, chủ tịch Liên chi hội nhà báo VOV cũng có công văn gửi Hội Nhà báo VN đề nghị can thiệp.

KHIẾT HƯNG – LÊ KIÊN

Theo tuoitre

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi