Kinh tế Trung Quốc khủng hoảng, giấc mộng thịnh vượng của thế giới cũng tan vỡ

29/02/16, 07:53 Kinh tế

Nền kinh tế suy thoái và tình trạng bất ổn về tài chính của Trung Quốc đang thúc đẩy một chu kỳ suy giảm và hỗn loạn tại nhiều khu vực trên thế giới.

Kinh tế Trung Quốc khủng hoảng, giấc mộng thịnh vượng của thế giới cũng tan vỡ

Trong quá trình hướng tới nền kinh tế có tổng sản phẩm quốc nội lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc tiêu thụ khối lượng khổng lồ kim loại, nhiên liệu, sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ nhiều quốc gia như Australia, các nước Châu Phi, Nam Mỹ… Vì vậy, nền kinh tế Trung Quốc suy giảm không chỉ là chuyện của người dân Trung Quốc mà còn tác động đến nhiều quốc gia đang phát triển bán tài nguyên cho Trung Quốc.

Hơn 20 năm qua, Trung Quốc đã chuyển mình từ vai trò bản lề sang cỗ máy thúc đẩy nền kinh tế của thế giới cũng như nhiều quốc gia. Khái niệm “cỗ máy” ở đây không ám chỉ hàng hóa giá rẻ “made in China”, mà chỉ nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng kéo theo sự phát triển của những quốc gia xuất khẩu sang Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc là nhà tiêu thụ khoáng sản và sản phẩm nông nghiệp lớn nhất thế giới.

Vào tháng 10/2013, Trung Quốc chính thức thay thế Mỹ là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, vượt qua con số 624 triệu thùng dầu mỗi ngày của Mỹ. Khoảng 60% lượng dầu tiêu thụ tại Trung Quốc là dầu nhập khẩu.

Ngoài ra, một nửa thịt lợn thế giới được tiêu thụ tại Trung Quốc. Vào năm 2014, khối lượng lợn Liên minh Châu Âu (EU) sang Trung Quốc chiếm gầm 65% tổng khối lượng thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc. Các quốc gia EU xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc nhiều nhất là Tây Ban Nha, Đan Mạch, Đức và Anh.

Trung Quốc cũng nhập khẩu một lượng lớn lúa mì từ Úc, Mỹ, Canada.

Đậu nành là nguồn dầu thực vật chính của Trung Quốc. Quốc gia này tiêu thụ khoảng 22% tổng sản lượng đậu nành của toàn thế giới. Trung Quốc nhập khẩu đậu nành chủ yếu từ Mỹ, Brazil và Argentina.

Sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc dẫn đến giảm sức mua. Xét trên bình diện quốc tế, sự suy thoái này không chỉ tác động đến những quốc gia đầu tư vào Trung Quốc mà còn những quốc gia bán nguồn nguyên liệu và nông sản.

Australia

Sự bùng nổ và suy giảm kinh tế của Australia trong những năm gần đây có liên hệ mật thiết với Trung Quốc và liên quan đến nhiều mặt hàng. Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu quặng sắt, gỗ, thép, dầu thô, nhôm và nhiều mặt hàng khác.

Là một quốc gia giàu khoáng sản, Australia tận hưởng 10 năm bùng nổ kinh tế nhờ vào bán quặng sắt  – nguyên liệu thô chính để sản xuất thép – cho Trung Quốc. Giá quặng sắt từng đạt đỉnh điểm 190 USD một tấn vào năm 2011. Nhưng bây giờ một tấn chỉ còn khoảng 50 USD. Giá quặng sắt giảm dẫn đến chính quyền thất thu thuế và buộc các công ty khai thác quặng cỡ nhỏ phải đóng cửa, khiến hàng nghìn công nhân không có việc làm.

Châu Phi

Trong vòng 10 năm qua, Trung Quốc đầu tư rất lớn vào Châu Phi. Trung bình, các quốc gia khác đầu tư vào Mỹ gấp 6 lần vào Châu Phi. Nhưng Trung Quốc thì ngược lại, vào cuối năm 2013, Trung Quốc đầu tư vào Mỹ 22 tỉ USD nhưng đầu tư vào Châu Phi 26 tỉ USD.

Bắt dầu từ năm 2000, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Châu Phi. Suốt những năm 90, thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi tăng 700%. Từ năm 2000 đến 2012, tăng hơn 1000%, từ 10 tỉ USD lên 200 tỉ USD.

Tuy vậy, sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc dẫn đến nhu cầu mua hàng hóa từ châu Phi giảm theo, và nền kinh tế của nhiều nước châu Phi tụt dốc không phanh. Triển vọng kinh tế châu Phi trở nên ảm đạm, đặc biệt là hai nền kinh tế lớn nhất, Nigeria và Nam Phi. Khi tổng sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm gần 40% trong năm 2015, các đồng tiền của Nigeria và Nam Phi cũng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Nam Phi, quốc gia Châu Phi xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc nhiều nhất đang gánh chịu sự sụt giảm trong hoạt động khai khoáng, sản xuất, nông nghiệp và những lĩnh vực khác. Nigeria, nền kinh tế lớn nhất và nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất Châu Phi, đang bị sốc và bối rối vì sự sụp đổ của giá dầu thô. Với việc đống tiền bị mất giá nghiêm trọng, Nigeria và các quốc gia Châu Phi khác rất khó để trả số nợ khổng lồ để xây dựng cơ sở hạ tầng mà họ đã vay Trung Quốc.

Việt Nam

Việt Nam cũng là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng từ sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc. Là hai nước láng giềng và có sự hợp tác kinh tế trên nhiều phương diện, Trung Quốc là đối tác kinh tế hàng dầu của Việt Nam. Tổng giá trị thương mại năm 2014 – 2015 giữa Việt Nam và Trung Quốc ước đoán đạt 20 tỉ USD.

Theo nhiều nghiên cứu, sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc tác động đến nền kinh tế Việt Nam rõ nét nhất trên hai phương diện sau:

Trước hết, lĩnh vực xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ sụt giảm mạnh. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc như nông sản, thủy hải sản, khai khoáng, cao su, đồ gỗ… sẽ gặp khó khăn do nhu cầu của thị trường Trung Quốc suy giảm. Ảnh hưởng nặng nề nhất là nông sản vì Trung Quốc là thị trường nông sản lớn nhất của Việt Nam, lượng nông sản dư thừa không thể xuất khẩu sang quốc gia khác như Nhật, Mỹ, EU vì tiêu chuẩn chất lượng các thị trường này khắt khe hơn nhiều so với Trung Quốc.

Tác động lớn thứ hai là sự sụt giá của đồng Nhân dân tệ. Hàng xuất khẩu Trung Quốc được hưởng lợi rất lớn từ điều này. Nó có thể khiến cho hàng hóa Trung Quốc đổ vào Việt Nam mạnh hơn do giá rẻ và cạnh tranh hơn với các doanh nghiệp nội địa. Ngoài ra, nó cũng khiến các chủng loại hàng hóa Trung Quốc xuất ra thị trường thế giới cũng sẽ cạnh tranh mạnh hơn với hàng xuất khẩu Việt Nam, chẳng hạn như nông sản, gia công phần mềm, thực phẩm hay xi măng.

Nhiều nước vẫn hy vọng rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ hồi phục. Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là Trung Quốc phải chấp nhận tình trạng suy giảm này và chuẩn bị cho một khoảng thời gian còn khó khăn hơn ở trước mắt. Với những quốc gia dựa quá nhiều vào sức mua của Trung Quốc, giải pháp tốt nhất là tái cấu trúc kế hoạch phát triển kinh tế. Đặt hoàn toàn hy vọng thịnh vượng lên một nguồn cung ngắn hạn là một sách lược vô cùng rủi ro.

Theo daikynguyenvn.com

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?