Mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên và thế tiến thoái lưỡng nan của Hàn Quốc

16/04/12, 21:50 Tin Tổng Hợp

Hàn Quốc đã quyết định không công khai kết quả của chiến dịch tìm kiếm các mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên sau khi nó rơi xuống Hoàng Hải sau vụ phóng thất bại hôm 13/4.


Tên lửa của Triều Tiên đã vỡ thành nhiều mảnh và rơi xuống biển chỉ hơn phút sau khi rời bệ phóng hôm 13/4.  Hàn Quốc đã tiến hành một chiến dịch quy mô và triển khai hơn 10 tàu để tìm kiếm các mảnh vỡ tên lửa kể từ khi vụ phóng của Triều Tiên thất bại hôm 13/4.   Các nguồn tin hôm qua cho biết Seoul vẫn thận trọng trong việc tiết lộ chi tiết cuộc tìm kiếm đang tiếp diễn về các mảnh vỡ để tránh khiêu khích Bình Nhưỡng.   Hồi đầu tháng này, Triều Tiên đã cảnh báo sự trả đũa “không thương tiếc” trước bất kỳ nỗ lực nào nhằm tìm kiếm các bộ phận tên lửa của nước này.

“Chúng tôi sẽ hạn chế trong việc tiết lộ bất kỳ thông tin nào về việc tìm thấy các mảnh vỡ tên lửa”, một phát ngôn viên của Bộ quốc phòng Hàn Quốc (MND) nói.

“Nhiều người tỏ ra nghi ngờ về việc đổ hàng chục triệu USD vào sứ mệnh tìm kiếm mà có thể kết thúc bằng một thất bại và chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa 2 miền Triều Tiên mà thôi”, phát ngôn viên nhấn mạnh.

Theo quan chức trên, tên lửa Triều Tiên đã vỡ ra thành 20 mảnh và rơi rải rác xuống một khu vực rộng lớn ở Hoàng Hải.

Phát ngôn viên nói nói thêm rằng mặc dù các mảnh vỡ rơi xuống vùng biển quốc tế nhưng hải quân Hàn Quốc sẽ không có phép các tàu Triều Tiên tham gia vào các nỗ lực tìm kiếm vì khu vực nằm trong Các vùng hoạt động được công nhận (AAO) của Hàn Quốc.

Một quan chức cấp cao của hải quân cũng xác nhận rằng MND quyết định không cung cấp thông tin về chiến dịch trục vớt các mảnh vỡ tên lửa, nói rằng Triều Tiên có thể dùng các hoạt động tìm kiếm của quân đội Hàn Quốc để biện hộ cho các hành động gây hấn tiếp theo.

Các quan chức MND đã bày tỏ tin tưởng rằng họ sẽ thành công trong việc dò tìm địa điểm của các  mảnh vỡ vốn rơi xuống vùng biển cách bờ biển phía tây Hàn Quốc 100-150km.

Họ nói việc trục vớt sẽ giúp Seou hiểu nguyên nhân thất bại của Triều Tiên nhằm đưa vệ tinh vào quỹ đạo, nói thêm rằng đã bắt đầu phân tích một mảnh vỡ nổi mà hải quân tìm thấy.  
Vòng tròn đỏ lớn là địa điểm các mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên được tin đã rơi xuống.   Nên hay không nên?  Tuy nhiên, Lee Seok-woo, một giáo sư luật tại Đại học Inha, cho rằng sẽ là sáng suốt nếu Seoul cho phép các tàu Triều Tiên tìm kiếm các mảnh vỡ trong vùng biển quốc tế nhằm ngăn ngừa nguy cơ leo thăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

“Các quyền về mảnh vỡ tên lửa trong vùng biển quốc tế được dựa trên cơ sở “ai đến trước được phục vụ trước”. Một cuộc xung đột có thể xảy ra nếu cả hai miền Triều Tiên đều đòi hỏi sự độc quyền đối với các manh vỡ”, ông Lee nói.

Kim Yong-hwan, chuyên gia luật quốc tế tại Quỹ lịch sử Đông Bắc Á, cũng đồng tình với quan điểm trên, nói thêm rằng Seoul phải có nghĩa vụ trả các mảnh vỡ được tìm thấy cho Bình Nhưỡng nếu Triều Tiên đồng ý thanh toán các chi phí tìm kiếm.

Tuy nhiên, giáo sư luật Kim Suk-hyun tại Đại học Dankook lại có quan điểm khác. Ông cho rằng Hàn Quốc không có trách nhiệm phải trả lại các mảnh vỡ vì vụ phóng tên lửa của Triều Tiên rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế.

“Nếu một người mang vũ khí trái phép, việc tịch thu nó có thể là chính đáng”, ông Kim nói.

“Theo luật quốc tế, Triều Tiên không có quyền ngăn chặn Hàn Quốc tìm kiếm các mảnh vỡ vì các lý do an toàn hoặc môi trường. Nhưng Seoul sẽ cần trả lại chúng cho Bình Nhưỡng nếu Triều Tiên yêu cầu”, ông cho biết.

Các nhà quan sát cho rằng Hàn Quốc và Mỹ nhiều khả năng không thể tìm kiếm một nghị quyết của Hội đồng bảo an lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, mà nhiều nước coi là nguỵ trang cho một vụ thử tên lửa tầm xa, do những lo ngại từ Trung Quốc về khả năng xỷa ra vụ thử hạt nhân thứ 3 của Triều Tiên.

Hội đồng bảo an đã lấy làm tiếc về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sau khi triệu tập một hội nghị khẩn cấp gồm 15 nước thành viên, nhưng không áp dụng các biện pháp trừng phạt mới chống lại Bình Nhưỡng.

An Bình
Tổng hợp

(dantri.com.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi