Tinh thần cũng cần được chăm sóc như một phần sức khỏe

03/11/15, 18:05 Dinh dưỡng, Sức khỏe

Ở Việt Nam hiện nay, có tới 15% dân số mắc một trong các chứng bệnh tâm thần, thường hay gặp là tâm thần phân liệt, động kinh, lo âu, trầm uất… Tuy sức khỏe tinh thần quan trọng không kém sức khỏe thể chất, nhưng nó lại không được chú trọng.

Thư giãn ( Ảnh: Internet )

Sức khỏe tinh thần là một vấn đề quan trọng trong cuộc sống hiện đại

Định nghĩa về sức khỏe do Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO ) đưa ra: “Sức khoẻ không chỉ là tình trạng không bệnh tật của cơ thể, mà còn là trạng thái tinh thần bình an, tâm lý thoải mái với tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống”. Có thể nói, đó là sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó thể hiện ở sự thoải mái dễ chịu, cảm giác vui tươi, thanh thản, ý nghĩ lạc quan, yêu đời; quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại ý nghĩ và lối sống không lành mạnh.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, công việc càng ngày càng áp lực, thời gian dành cho chăm sóc bản thân giảm dần, ngay cả thời gian cho ăn ngủ cũng không đầy đủ. Kết quả là tỉ lệ người gặp phải các vấn đề sức khỏe tinh thần ở mức cao, cứ 4 người có 1 người ( số liệu của WHO ).

Trong y khoa, các nhà khoa học đã chứng minh rằng khi vui tươi, người bệnh có thể sản sinh ra chất endorphin, một chất giảm đau nội sinh, giúp tăng ngưỡng đau, đồng thời tăng khả năng chống chọi bệnh tật. Cuộc sống càng tươi vui thì bệnh tật càng ít.

Morphin và Paracetamol cùng thuộc nhóm thuốc giảm đau , nhưng gây nghiện. ( Ảnh : Internet )

Tự chăm sóc sức khỏe tinh thần

Đầu tiên các nhà tâm lý khuyên bạn nên sống thật với cảm xúc của mình, biết chấp nhận bản thân như cái vốn của tự nó. Nếu chúng ta buồn thì hãy cứ thừa nhận chúng ta buồn. Nếu chúng ta vui thì cũng để cho mọi người biết ta đang vui.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết tự kiềm chế cảm xúc chính mình. Vì theo Đông y: “Giận hại gan, vui quá hại tâm, buồn hại tỳ, lo hại phế, kinh hại thận”. Kìm chế không đồng nghĩa với việc kìm nén cảm xúc, vì kìm nén lâu ngày có thể gây nên ức chế rồi bùng phát.

Theo GS.VS. Phạm Minh Hạc, sức khỏe nói chung, sức khỏe tinh thần nói riêng không phải là vàng, cũng không phải là bạc như chúng ta vẫn nói mà sức khỏe là tất cả.

Theo Ông có 8 điều nên làm và nghĩ để có được sức khỏe tinh thần tốt :

(1) sức khỏe là tất cả;

(2) tự điều chỉnh;

(3) tâm lý nhất quán;

(4) cân bằng thần kinh;

(5) cảm giác đúng ngưỡng – vượt và dừng đúng mức;

(6) tham vọng vừa sức;

(7) làm và hưởng đúng giá trị của mình;

(8) có trách nhiệm với mình, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Tinh thần không phải là cái bất biến, nó luôn tiếp nhận “thông tin” từ môi trường bên ngoài, do đó phải “giải độc” khi có “ô nhiễm”. Để giải độc tâm hồn, chúng ta cần lưu ý không nên nhận rác từ môi trường tiêu cực ở bên ngoài.

Chúng ta phải học cách, không phải bất cứ điều gì người ta trao ta cũng nhận. Chúng ta cũng không nên tự tạo rác bên trong bằng việc nghiền ngẫm những điều tiêu cực, những cái đã xảy ra trong quá khứ.

Chúng ta phải có khả năng điều khiển bản thân, tập trung chỉ nhìn vào những gì tốt đẹp, chỉ nghe nhưng gì có giá trị, và chỉ nói những gì đem lại lợi ích.

 

Theo báo Sức Khỏe Đời Sống

.

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?