Phát hiện hóa thạch dơi hàng chục triệu năm đã tuyệt chủng
Hóa thạch mới phát hiện đã được nhóm khoa học dựa trên phân tích hiển vi để xác định nó là loài dơi cổ đại nhất và tuyệt chủng từ rất lâu trên Trái đất có tên gọi Palaeochiropteryx và Hassianycteris. Điều thú vị nằm ở chỗ chúng có màu nâu đỏ.
Thông qua những hóa thạch này, các nhà khoa học có thể tìm ra một số đặc điểm chưa biết về các loài vật từng tuyệt chủng như cấu trúc xương, răng, hàm, thậm chí là mô mềm như lông, da, cơ quan nội tạng và đôi khi còn tiết lộ về bữa ăn cuối cùng của chúng.
Hóa thạch có niên đại khoảng 49 triệu năm. Dơi hiện giờ có màu nâu, và “điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì đó là những con dơi cổ đại sống cách đây tận 49 triệu năm. Tuy nhiên chúng rất giống với dơi hiện giờ”, chuyên gia cổ sinh vật học Jakob Vinther tại Đại học Bristol nước Anh bình luận. Ông Vinther cũng sử dụng biện pháp nghiên cứu tương tự để tìm hiểu về màu sắc các loài khủng long, cá, ếch nhái và mực.
Biện pháp này được áp dụng đầu tiên vào năm 2008 khi nghiên cứu chiếc lông vằn đen trắng 105 triệu tuổi tìm thấy ở Brazil, để biết nó thuộc về một con khủng long Microraptor xuất xứ Trung Quốc.
Thông qua màu da của con vật đang sống, các nhà sinh học có thể biết chúng “sống ở môi trường như thế nào, phòng vệ và kết đôi ra sao”, nhà cổ sinh vật học Caitlin Colleary tại Virginia Tech cho biết.
Tuy nhiên đối với hóa thạch chứa ít thông tin hơn, màu sắc của những động vật tuyệt chủng thường mất thời gian hơn để xác định, cũng như các hành vi khác của chúng.
Loài dơi có hóa thạch được phát hiện từng sống dọc một chiếc hồ lớn ở giữa rừng nhiệt đới tại Đức. Hóa thạch còn lưu giữ cấu trúc hoàn hảo được gọi là hạt chứa sắc tố. Những hạt chứa sắc tố này có melanin hiển thị màu da, tóc, lông và mắt.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang tiếp cận sâu hơn những công nghệ cho phép xác định nhiều thông tin về hóa thạch có từ rất lâu, ví dụ như trường hợp này”, ông Colleary nói.
Nghiên cứu được đăng tải trên tờ Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Theo minhbao.net