Gặp một chân tu đã sống qua nhiều kiếp

17/08/15, 07:45 Tin Tổng Hợp
Chân tu Matthieu Ricard đã sống qua nhiều kiếp. Những năm 60, ngộ đạo bởi những cảm nhận sâu sắc tự thân, ông tới sống ở Darjeeling, Ấn Độ, nơi ông bắt đầu học giáo lý Phật giáo Tây Tạng và trở thành một vị chân tu uyên bác.

Chân tu Matthieu Ricard đã sống qua nhiều kiếp. Những năm 60, ngộ đạo bởi những cảm nhận sâu sắc tự thân, ông tới sống ở Darjeeling, Ấn Độ, nơi ông bắt đầu học giáo lý Phật giáo Tây Tạng và trở thành một vị chân tu uyên bác.

Sau khi rời Ấn Độ năm 1972, Ricard sống nhiều năm trời trong sự tĩnh lặng ở những rặng núi Himalaya. Thời kỳ ẩn dật kết thúc khi ông cho ra mắt cuốn The Monk and the Philosopher: A Father and Son Discuss the Meaning of Live (Sư thầy và nhà triết học: Một người cha và một người con trao đổi về ý nghĩa sự sống), một cuốn sách ghi lại hàng loạt cuộc đối thoại với cha ông, nhà triết học Jean-Francois Revel.

Những cuộc đối thoại cha-con đó đã trở thành bước đầu trong nhiều cuộc đối thoại đông-tây khác định nghĩa cuộc đời kỳ lạ của Ricard. Vị tăng lữ và nhà hoạt động nhân đạo rất được yêu mến này tiếp tục là cầu nối giữa nhiều thế giới: tâm linh và khoa học, phương đông và phương tây, những niềm tin cổ xưa và thời hiện đại.

Matthieu Ricard. (Ảnh: Matthieuricard.com)

Ông đã phát biểu ở cả Dharamsala, nơi Đạt Lai Lạt Ma đang sống, và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ. Ông đã làm việc với hàng loạt nhà lãnh đạo lớn, từ Đạt Lai Lạt Ma tới Tổng giám đốc LinkedIn Jeff Weiner và nhà thần kinh học Richard Davidson; và đã kết nối hàng triệu người thông qua ứng dụng diễn đàn trực tuyến TED Talks, nhưng vẫn sống đời trầm mặc ở quê nhà Nepal.

Cuốn sách mới nhất của ông, “Altruism: The Power of Compassion to Change Yourself and the World” (Chủ nghĩa vị tha: Sức mạnh của cảm xúc để thay đổi bản thân bạn và thế giới), dày 600 trang với hơn 1.600 ghi chú khoa học. Đó là một hành trình nỗ lực tổng hợp các tri thứ khoa học, tôn giáo và lịch sử để khám phá bản chất của cảm xúc. Với Ricard, khám phá chủ nghĩa vị tha là một bước tự nhiên sau cuốn sách trước đó của ông về hạnh phúc.

“Đó là một hiệu ứng tự nhiên: Bạn cởi mở và tử tế với những người khác, và ngay cả không chú tâm, bạn sẽ thấy mình hạnh phúc, Ricard nói với The Huffington Post trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ quê mẹ ở Pháp. “Nếu bạn bị ám ảnh về bản thân, ngay cả khi bạn cố gắng hạnh phúc, bạn cũng đã quay lưng lại với hạnh phúc và khiến mình thật đáng thương”.

Ricard cho rằng chủ nghĩa vị tha đã được lập trình sẵn trong trí não con người và ông nói việc kích hoạt điều đó sẽ là câu trả lời cho những thách thức lớn nhất với thế giới ngày nay. Cuốn sách nói khơi dậy lòng vị tha ở mức độ ca nhân và xã hội là cách duy nhất để bắt cầu nối cho “cuộc đối thoại tinh thần” giữa những nhu cầu ngay lập tức của xã hội và các lợi ích của nó trong dài hạn. Chúng ta đã sai, theo Ricard, khi hy sinh những lợi ích cho các thế hệ tương lai và môi trường để thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của chúng ta.

Hành động với lòng vị tha là cách duy nhất để giải quyết các nhu cầu ngắn, trung và dài hạn của xã hội, Ricard nói. “Ý niệm đơn giản quan tâm nhiều hơn tới người khác có thể tích hợp cùng lúc các nhu cầu trong ba khoảng thời gian đó”, ông nói.

Trong một nền văn hóa nhấn mạnh vào cá nhân và sự cạnh tranh, thật dễ nói chủ nghĩa vị tha là điều không tưởng. Nhưng Ricard lập luận rằng khả năng quan tâm tới người khác rất có thể chính là điều giúp loài người vẫn đang tồn tại và phát triển.

Ricard cho rằng con người tồn tại và phát triển được nhờ luôn quan tâm đến nhau. (Ảnh: YouTube)

Vị tha như một lợi thế trong tiến hóa

Lâu nay, các nhà khoa học và những triết gia vẫn tranh luận về bản chất của con người, đó là lòng vị tha, cái thiện, hay sự ích kỷ, cái ác. Các học giả thường khó tìm được chỗ đứng cho lòng vị tha trước ưu thế của sinh học tiến hóa Darwin, ý tưởng về việc những cá nhân cạnh tranh với nhau giành giật những nguồn lực khan hiếm để sinh tồn, và chỉ những giống loài khỏe mạnh và thích nghi tốt nhất mới có thể tồn tại và phát triển, với cái giá là sự diệt vong của những giống loài khác.

Nhưng câu chuyện không đơn giản như thế. “Những người vị tha về mặt logic tiến hóa lẽ ra sẽ mãi là những kẻ thua cuộc trong cuộc chiến ở cuộc đời này. Tuy nhiên, điều đó không hề đúng”, Ricard viết, nhắc nhở rằng trong một thời kỳ lịch sử rất dài sống như những cộng đồng săn bắt-hái lượm, chính khả năng hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau mới là điều giúp con người sinh tồn và phát triển, chứ không phải kỹ năng nổi trội của vài cá nhân.

Ông chỉ ra hàng loạt bằng chứng khoa học, bao gồm công trình nhiều ảnh hưởng của nhà sinh học tiến hóa ở Đại học Harvard, Robert Trivers, cho thấy sự hỗ trợ lẫn nhau có ý nghĩa sống còn với mọi giống loài, và những giống loài biết giúp nhau thay vì đánh nhau rốt cuộc sẽ là những kẻ chiến thắng trong quá trình tiến hóa.

Dù các học giả sẽ còn tranh cãi về việc bản chất con người là vị kỷ hay vị tha, các nghiên cứu hiện đại cho thấy khuynh hướng biết quan tâm tới người khác quả là một trong những bản chất của con người.

Ricard nhận định con người có bản chất hướng thiện, vị tha. (Ảnh: True Activist)

Một nghiên cứu với não người vào năm 2007 của các nhà thần kinh học ở Viện y tế quốc gia Mỹ đã hỏi những tình nguyện viên về một kịch bản hoặc họ có thể cho tiền đi vì mục đích từ thiện, hoặc giữ lại cho bản thân mình. Các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng việc tưởng tượng cho tiền đi đã làm kích hoạt một vùng trong não vốn chỉ sáng khi được cho ăn hay quan hệ tình dục, bằng chứng cho thấy lòng vị tha có thể mang tới hạnh phúc.

Cảm xúc trên vỏ não

Nhưng ngay cả nếu lòng vị tha là bản chất tự nhiên của con người, không dễ để chúng ta bộc lộ điều đó trong đời sống hàng ngày. Dẫu vậy, các nhà khoa học đã chứng minh rằng thông qua việc huấn luyện não có hệ thống, chúng ta có thể làm tăng sự cảm thông và lòng trắc ẩn, qua đó làm tăng hạnh phúc và sự mạnh khỏe về tinh thần.

Ricard thường hay cười khi ông được gọi bằng biệt danh mà ông có được vài năm trước trong một nghiên cứu thần kinh: “người hạnh phúc nhất thế giới”. Khi nhà thần kinh học của Đại học Wisconsin Richard Davidson gắn các cảm biến điện vào não Ricard lúc ông ngồi thiền, Davidson đã ghi nhận được các sóng gamma “chưa bao giờ có trong khoa học thần kinh”. Có vẻ như nhiều thập kỷ ngồi thiền đã giúp Ricard xây dựng được lòng trắc ẩn một cách vững chắc và làm thay đổi bộ não của ông.

Việc ngồi thiền và tĩnh tâm có thể làm thay đổi hoạt động của não bộ giờ đã là điều được biết tới rộng rãi, với ngày càng nhiều các nghiên cứu khẳng định điều đó. Được coi là biện pháp hữu ích để đạt tới Niết bàn, một trạng thái hạnh phúc tuyệt đối trong Phật giáo, suốt 2.500 năm qua, giờ việc tĩnh tâm mới bắt đầu được chiếu rọi ánh sáng khoa học.

Ricard có lòng trắc ẩn nhờ thiền định và tĩnh tâm. (Ảnh: Thanyapura)

Trong một nghiên cứu năm 2008 của nhà tâm lý học Barbara Frederickson, 140 người trưởng thành khỏe mạnh chưa có kinh nghiệm với việc ngồi thiền được dạy cho cách ngồi thiền tĩnh tâm và yêu cầu tập 20 phút mỗi ngày trong 7 tuần lễ. So với một nhóm người lớn tương ứng khác không ngồi thiền, những người tập thiền nói họ cảm thấy yêu thương, chân thành và nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống. Họ cũng cải thiện được sức khỏe thể chất, bao gồm thần kinh cảm xúc, nhịp tim và thần kinh vận động.

Ở Đại học Stanford, nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu và giáo dục lòng vị tha và trắc ẩn (CCARE) cho thấy việc huấn luyện lòng vị tha và sự cảm thông, bao gồm ngồi thiền, đã giúp tăng sự quan tâm tới người khác lẫn sức khỏe thể chất của những người tham gia. “Kết nối một cách có ý nghĩa với những người khác giúp chúng ta đạt được sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn và tăng quá trình hồi phục từ các bệnh tật”, Emma Seppala, một nhà tâm lý học ở Đại học Stanford và là giá đốc khoa học của CCARE, nói. “Nó thậm chí còn giúp chúng ta sống lâu hơn”.

Dẫn những nghiên cứu với hình ảnh vỏ não mới đây, bà Seppala nói: “Lý do khiến một cuộc sống nhiều vị tha dẫn tới một tâm lý lành mạnh hơn có thể là bởi việc cho đi cũng mang về niềm vui không kém, nếu không muốn nói là nhiều hơn, việc nhận được”. Dựa trên các nghiên cứu hiện đại và triết học Phật giáo, Ricard coi lòng vị tha là liều thuốc thần cho những người không thấy hạnh phúc.

Như nhà sư Phật giáo thế kỷ thứ 8 Shantideva (Tịch Thiên) từng nói, mọi khổ ải là từ mong muốn cho bản thân được hạnh phúc, còn mọi hạnh phúc là từ mong muốn cho người khác được hạnh phúc. Quả thật, các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc nghĩ quá nhiều cho chính mình là nguồn gốc của rất nhiều chứng bệnh thần kinh và lối sống tiêu cực.

Đạt Lai Lạt Ma cũng như Ricard, luôn giúp mọi người sống hướng thiện. (Ảnh: Wikalendar)

Ricard nói sự vị kỷ cũng là gốc rễ của nhiều vấn đề xã hội. “Sự vị kỷ là trung tâm của hầu hết các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt: khoảng cách giàu-nghèo, thái độ mọi người vì chính mình đang ngày càng gia tăng, và sự thờ ơ với cuộc sống của nhiều thế hệ sắp tới”, ông viết. Bằng cách nuôi dưỡng lòng vị tha, chúng ta có thể cải thiện cuộc sống của mình, trung hòa với con người và môi trường mình đang sống. “Nếu chúng ta quan tâm tới những người khác, và tới thế hệ tương lai, chúng ta sẽ không hủy hoại hành tinh này”, Ricard nói.

Cuộc cách mạng lòng vị tha

Trong khi thiền định là bước khởi đầu tốt để nuôi dưỡng lòng trắc ẩn với cả cá nhân và xã hội, Ricard nói đó không phải là mục tiêu cuối cùng. “Thiền định giúp bạn có sức mạnh và sự tự tin nội tâm, và nếu bạn không cảm thấy vững vàng, bạn sẽ sẵn sàng hy sinh hơn”, ông nói. “Nhưng mọi chuyện không chỉ là ngồi đó và chăm lo cho tinh thần, bạn phải xây dựng một con đường để cho đi và phục vụ”.

Ricard là một ví dụ, ông không chỉ ngồi thiền. Trong 15 năm qua, quỹ từ thiện của ông, Karuna Shechen, đã xây trường học và bệnh viện khắp Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng. Riêng ở Himalaya, tổ chức của Ricard đang quản lý hơn 140 dự án từ thiện, và gần đây nhất là những nỗ lực giảm nhẹ đau khổ cho hàng nghìn nạn nhân động đất ở Nepal. Từ chỗ là một tổ chức nhỏ, ngày nay Karuna Shechen đang hỗ trợ theo nhiều cách cho 220.000 người ở 550 ngôi làng ở Nepal.

Ricard luôn tin tưởng vào lòng vị tha ở con người. (Ảnh: YouTube)

Bất chấp những thách thức lớn với thế giới ngày nay, Ricard vẫn lạc quan về ảnh hưởng của “cuộc cách mạng lòng vị tha”. Khi nghiên cứu để viết cuốn sách của mình, Ricard nói ông nhận thấy một sự thay đổi lớn về thái độ. “Tôi đã nhận thấy sự thay đổi này ở mọi lĩnh vực mà tôi nghiên cứu, từ tâm lý học tới kinh tế học”, Ricard nói.

“Chúng ta có thể thấy những lĩnh vực mới cực kỳ năng động trong kinh tế, như huy động vốn của đám đông (crowdfunding), đầu tư tạo ảnh hưởng (impact investment), nông trại có trách nhiệm với xã hội và môi trường, ngân hàng hợp tác, tín dụng vi mô, doanh nghiệp xã hội… Sách vở về sự cảm thông và lòng trắc ẩn cũng ngày càng nhiều. Bức tranh chung của xã hội được vẽ theo hướng đó”.

Mỗi ngày đang ngày càng nhiều người đóng góp phần nhỏ bé của họ để tạo ra sự khác biệt cho cộng đồng của mình, Ricard nói. “Ai cũng có thể làm được”, ông nói. “Không cứ phải là Sudan hay ở Himalaya, bạn có thể bắt đầu từ chính trong khu phố nhà mình”.

Chiêu Văn (Theo Huffington Post)

Theo Tin Nhanh

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?