Từ cái chết thầm lặng của “cha đẻ tin nhắn SMS”, nhìn đến chuyện Edison và Tesla
Để đi vào lịch sử như là một nhà phát minh rực rỡ, bạn cần là một “con chim ác tàn nhẫn’ với những khuynh hướng đi ngược lại nhiều người và phải là một nhà PR thiên tài.
Khi Alexander Graham Bell qua đời vào năm 1922, ông đã đi vào lịch sử với việc phát minh ra hệ thống viễn thông mà mãi mãi thay đổi cách chúng ta tương tác với nhau. Khi Matti Makkonen, cha đẻ của SMS qua đời vào tháng trước, rất ít người ngoài ngành công nghiệp truyền thông biết đến ông. Tại sao một người đàn ông có thể coi là biểu tượng của công nghệ lại ít được mọi người biết đến như vậy? Makkonen (vừa qua đời vào tháng trước ở tuổi 63) được xem là một người khổng lồ của ngành công nghiệp di động. Đó là người đầu tiên đưa ra khái niệm tin nhắn văn bản qua mạng di động vào năm 1984. Trong quá trình này, ông đã khởi đầu cho một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thông tin liên lạc. Hàng nghìn tỷ tin nhắn được gửi đi mỗi năm là di sản của ông. Nhưng trong khi cái tên Bell gắn với thiết bị quen thuộc do mình phát minh thì tin nhắn SMS trong suy nghĩ của mọi người giống như là một di sản tập thể hơn là của một cá nhân cụ thể nào đó. Mặc dù những người làm trong ngành công nghiệp truyền thông đều gọi Makkonen là “cha đẻ của tin nhắn SMS” nhưng ông luôn rất khiêm tốn và luôn đề cao những đóng góp của người khác. Chính điều này khiến ít nhiều người biết đến nhà sáng tạo người Phần Lan so với nhà khoa học tiền bối. Trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC năm 2012 (tiến hành qua tin nhắn SMS), Makkonen cho biết: “Tôi không nghĩ SMS là một thành tích cá nhân mà đó là nỗ lực chung của nhiều người.” Sự tôn kính dành cho Makkonen chính là nhờ việc ông nêu cao tinh thần hợp tác trong nghiên cứu khoa học, với ông mọi thành quả đều xuất phát từ nỗ lực của tất cả mọi người. Ngược lại, Bell đã từng nói: “Các tia sáng mặt trời không thể đốt cháy khi chưa tập trung chúng lại”. Ông đề cao yếu tố tập trung cho một cá nhân, chính vì vậy nếu xét về tính tập thể trong công việc, Bell không được đánh giá cao như Makkonen, thậm chí ông còn bị tố cáo là đã phá hủy bằng sáng chế điện thoại của Antonio Meucci, nhà phát minh người Ý, người được cho là đã phát minh ra điện thoại trước cả Bell. Một điển hình khác là Thomas Edison, ông nổi tiếng với nhiều phát minh để lại cho nhân loại nhưng ít ai biết được gần phần lớn trong số đó là kết quả của rất nhiều cộng sự cùng nghiên cứu với ông. Việc thần thánh hóa Bell và Edison khiến cho nhân loại chúng ta nợ rất nhiều người khác một sự tôn vinh mà đáng lý ra họ phải có. Edison đã từng nó rằng ông sẽ không thất bại, chỉ cần tìm ra 10.000 cách không thành công (ám chỉ việc ông đã tìm ra được nhiều cách khác nhau để giải quyết các vấn đề trong nghiên cứu khoa học). Ông không bao giờ đề cập đến tên của các nhân viên, đối tác hay các đối thủ cạnh tranh trong công việc và thậm chí là đã khai thác, mua hoặc ăn cắp trắng trợn thành quả của họ. Đây là một người khổng lồ nhưng lại đứng trên đôi vai của những người lùn và nghiền nát họ. Ngay cả Nikola Tesla, người được tôn vinh như anh hùng của thế giới hiện đại cũng không phải là người làm việc duy nhất trên những công trình đã làm nên tên tuổi của ông. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các nhà phát minh nổi tiếng trong lịch sử đều là “lang băm”. Hơn 20 người được cho là phát minh ra bóng đèn trước cả Edison nhưng tại sao họ vẫn ở trong “bóng tối”? Đó chính là việc Edison có thể không phải là cá nhân xuất chúng nhất trong khoa học nhưng ông lại là một nhà sản xuất và marketing thiên tài. Thay đổi thế giới với một ý tưởng tuyệt vời sẽ không giúp bạn giàu có và nổi tiếng. Để đi vào lịch sử như là một nhà phát minh rực rỡ, bạn cần là một “con chim ác tàn nhẫn' với những khuynh hướng đi ngược lại nhiều người và phải là một nhà PR thiên tài. Muốn nổi tiếng thì không có chỗ cho sự khiêm tốn và sâu sắc, mọi người cần sự “bùng nổ”, sự thể hiện để biết bạn là ai. Đó là lí do vì sao Edison, người trên thực tế đã công bố việc mình phát minh ra mọi thứ và được hầu hết người Mỹ biết đến trong khi Matti Makkonen vẫn là một nhà khoa học “cô độc” với những phát minh của mình. Trớ trêu thay, Edison không được nộp một bằng sáng chế cho sự đổi mới đích thực nhất của mình: các phòng thí nghiệm thử nghiệm quy mô lớn. Menlo Park là phòng thí nghiệm đầu tiên theo mô hình này, nơi có khả năng biến các bản phát thảo thành sản phẩm trên thực tế. Makkonen luôn từ chối mình đã phát minh ra SMS. Ông đã đúng khi chỉ ra Friedhelm Hillebrand và Bernard Ghillebaert, những người đầu tiên phát triển giao thức tin nhắn 160 kí tự và Nokia, công ty đầu tiên tạo ra các thông điệp văn bản trên điện thoại mới chính là những người phát minh ra SMS . Trong những cuộc nói chuyện với báo chí, Makkonen luôn tìm cách lái câu chuyện sang những vấn đề rộng hơn của ngành công nghiệp điện thoại. Tham khảo: techcrunch Cha đẻ của tin nhắn SMS vừa qua đời ở tuổi 63
Cha đẻ của tin nhắn SMS vừa qua đời ở tuổi 63 |
Theo GenK