Mẹo giúp bạn giữ bình tĩnh trước khi nói
Có rất nhiều lý do khiến ta bị rơi vào trạng thái mất bình tĩnh và khi đó là lúc ta dễ mắc sai lầm nhất. Vì không làm chủ được cảm xúc, dẫn đến không làm chủ được hành vi dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc. Những giải pháp dưới đây có thể giúp tất cả mọi người có thể nâng cao được khả năng làm chủ cảm xúc trong những tình huống khó khăn và “hiểm nghèo” nhất.
1/ Giữ miệng được “ẩm ướt”
Khi chuyện xảy đến đột ngột quá sức chịu đựng, bạn bắt đầu cảm thấy bị bốc hỏa, từ tim lan dần lên khuôn mặt. Miệng rất nhanh sẽ cảm thấy khô khốc hoặc thậm chí “đắng nghét”. Đây là trạng thái tinh thần bị kích động dẫn đến biểu hiện bên ngoài, bạn cảm thấy dần mất tự chủ, hành động và lời nói mất ôn hòa và lý trí. Mẹo là, hãy thủ sẵn cho mình một chai nước lọc hay nhanh chóng đi tìm uống một cốc nước, sẽ giúp bạn nhanh chóng “hạ hỏa” ngay lập tức.
Những người đứng trên bục phát biểu thường chuẩn bị cho mình một chai hay cốc nước lọc, bạn có biết tại sao không? Không hẳn là người phát biểu bị khát nước do nói, mà nước có tác dụng giúp họ lấy lại tinh thần ôn hòa và lý trí trong lúc phát biển.
2/ Cần rèn luyện để có được sự bình tĩnh một cách tự nhiên
Nếu bạn biết khi nào mình sẽ nói (nói trước đám đông chẳng hạn) thì tốt hơn hết là hãy bắt tay vào lập một kế hoạch tập luyện. Thậm chí là chỉ vài phút ngắn ngủi cũng giúp bạn cảm thấy bĩnh tĩnh hơn trước khi nhập cuộc.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm sức khỏe Mayo, việc tập một vài động tác đơn giản có thể giảm bớt sự lo lắng bằng cách giải phóng endorphins khiên bạn cảm thấy tinh thần thoải mái hơn. Vận động giúp cơ thể nóng lên, làm giản sự căng thẳng và khiến bạn tự tin hơn hẳn. Hơi phi thực tế nhưng dù chỉ là một cái mỉm cười (vận động cơ miệng) cũng đủ để bạn xua tan căng thẳng, đánh bay sợ hãi.
3/ Cười và hình dung những điều tích cực trước khi nói
Thỉnh thoảng, chúng ta không nhận ra rằng mình đang mất bình tĩnh chi đến khi tới lượt mình “mở miệng”. Có thể mấy phút trước bạn còn nhởn nhơ đùa giỡn, tự tin thể hiện bản thân nhưng chỉ sau khi được gọi tên thì mọi sự sẽ thay đổi 180 độ.
Bằng cách này hay cách khác, hãy tự trấn an mình bằng những việc như: hít thở sâu, tự nghĩ ra một câu chuyện vui hay để mắt đến một thứ gì đó thú vị để xua tan khoảnh khắc “đáng sợ ấy”. Hình dung, hít thở sâu và mỉm cười, chỉ với 3 bí kíp đơn giản đó thôi
4/ Rèn luyện để nhanh chóng xả bỏ các cảm xúc tiêu cực
Bạn đã từng bao giờ bị đứng hình khi đang phát biểu hoặc trình diễn không? Chuyện này vô cùng “quen thuộc”. Đang thuyết trình, chân tôi run lên. Cơ mặt co giật và tất cả những gì tôi có thể làm là cáu giận và không thể kiểm soát bản thân. Và thế là tôi quyết định vượt qua chúng. Một cơn hoảng loạn có thể phá hủy những gì mà bạn đã cố gắng trước đó.
Đó sẽ là thời điểm vô cùng thích hợp để dừng lại một chút, hít thở sâu và mỉm cười nhẹ. Sẽ tốt hơn nếu bạn giành ra một vài giây để hệ thống lại những điều sắp nói hơn là bình chân như vại trước “căn bệnh” này. Hít thở sâu, nhìn xung quanh mọi người và nếu có thể, hãy kể một câu chuyện phiếm để xua tan bầu không khí đó cũng như khiến trung tâm của sự chú ý tránh xa bạn
5/ Kiểm soát năng lượng bản thân
Năng lượng khiến bạn lo lắng không phải lúc nào cũng tệ hại. Trong thực tế, những vấn đề gây căng thẳng lại giúp chúng ta tập trung và suy nghĩ thấu đáo hơn. Việc căng mắt ra quan sát đám đông trước khi nói sẽ giúp bạn để ý những chi tiết nhỏ nhặt đang xảy ra quanh mình.
Hãy biến đổi những dòng năng lượng xấu thành tốt và tận dụng nó để thu hút sự chú ý của mọi người khi nói. Nếu bạn cảm thấy nguồn năng lượng xấu ấy đang lấn áp bạn, hãy cẩn thận đừng để mình trở thành một con hổ trước mặt mọi người vì quá căng thẳng
6/ Có một tâm lý sẵn sàng đón nhận
Cho đến giờ thì tất cả mọi thứ bạn học ở trên mới chỉ giới hạn ở vật chất bề mặt. Nhưng hãy chú ý đến sự chuẩn bị cho tinh thần, nếu không bạn sẽ gặp khá nhiều trắc trở. Hãy chắc chắn rằng bạn biết mình đang nói những gì. Sau đó thì tập tành. Tập nhiều lần câu mở đầu của bạn để có thể cảm thấy thư giãn hơn và tập trung vào người nghe.
Nếu có thể, hãy nhờ bạn bè, người thân của mình làm “khán giả”. Thậm chí là quay video lại và xem xét để rút kinh nghiệm. Đừng để những lời nói của bạn vượt qua giới hạn cho phép và phải nhớ không nói những câu có tính sắc bén làm tổn thương ai đó.
Bruce Phan, theo Ohay