6 lý do khiến xu hướng “ngôi nhà nhỏ” ngày càng được ưa chuộng
Khi chạy theo tất bật của cuộc sống và sự phát triển công nghệ, một ngày nào đó, chúng ta nhận ra rằng thật mệt mỏi khi chính mình đã đặt lên vai mình những gánh nặng quá lớn. Dựng cho mình một “ngôi nhà nhỏ” có lẽ là bước khởi đầu để bạn buông xuống từng thứ một.
Trước kia
Henry David Thoreau là nhà văn, nhà thơ, triết gia và nhà tự nhiên học, nhà sử học, nhà địa hình học mẫu mực người Mỹ. Ông đã viết bài văn kinh điển “Walden” kể về một cậu bé dáng poster trong phong trào ngôi nhà nhỏ. Thoreau một mình sống trong ngôi nhà nhỏ (Tiny house – Ngôi nhà kiểu Mỹ) gần ao Walden. Ông đã dành hơn hai năm để sống ở ngôi nhà nhỏ này, và đã chiêm nghiệm, điều chỉnh cuộc sống đi theo hướng ban đầu tốt đẹp vốn có.
Ông đã làm việc ít nhất có thể, điều đó trái ngược với tiêu chuẩn chung của thời đại, tức là sáu ngày làm việc và một ngày nghỉ. Cách tiếp cận mới của ông đối với thời gian làm việc theo cách tự do giúp ông đạt được một tâm trí tỉnh táo, nhẹ nhàng. Ông chứng kiến những người xung quanh phải chịu đựng sự đơn điệu, nhàm chán trong công việc hàng ngày. Điều đó cho thấy “hàng loạt con người phải sống một cuộc sống tuyệt vọng âm thầm”. Ông đam mê tìm hiểu về đạo đức con người và cũng không mù quáng vào pháp luật, chính phủ và quan niệm xã hội. Quan điểm của Thoreau về thế giới hiện đại theo một cách nào đó đã đại diện cho vẻ đẹp tinh tế của phong trào ngôi nhà nhỏ.
Ngày nay
Nhờ những người như Jay Shafer (người sáng lập Tumbleweed, một công ty có trụ sở tại California, chuyên thiết kế và xây dựng các mô hình có sẵn và các dự án bất động sản), mà các mô hình nhà nhỏ xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông chính thống. Việc này đã đưa đến nhận thức mới đối với những cách sống khác. Các phương tiện truyền thông, các cửa hàng lớn như CNN, AP, The Guardian, Huffington Post, NBC, Oprah, PBS cùng nhiều blog và mạng lưới khác cũng góp mặt trong trào lưu ngôi nhà nhỏ này.
Dưới dây là 6 lý do được nhắc đến khi người ta nói về “những ngôi nhà nhỏ”
1. Kinh tế
Do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính rồi cuộc khủng hoảng ở châu Âu, nhiều người mất tiền hoặc nhà cửa mà họ đã phải rất vất vả mới kiếm được. Sự khủng hoảng kinh tế buộc họ phải đánh giá lại cuộc sống và tương lai của mình.
Khi chúng ta mất khả năng kiếm thu nhập trong hàng chục năm, chúng ta cần phải thực sự suy nghĩ lại mọi thứ. Kể từ khi GFC ra đời, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều đối với nền kinh tế, với mức nợ của doanh nghiệp và nợ của chính phủ gần như gấp đôi so với trước đây.
Tại các thành phố thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) như Sydney, Melbourne, Toronto, Vancouver, Auckland, London và New York, giá trung bình của một ngôi nhà tiêu chuẩn hay một căn hộ đã xấp xỉ hoặc vượt qua mốc triệu USD. Ngay cả ở các vùng ngoại ô xa xôi hẻo lánh của các thành phố lớn, chẳng khó để kiếm ra một ngôi nhà có mức giá từ 500,000 USD trở lên. Ngay cả khi nếu chúng ta đủ may mắn để có một công việc lương cao, có tài sản thế chấp thì cũng phải mất từ 20 đến 40 năm để trả nợ.
Theo nghiên cứu của “The Tiny Life”, 21% những người sở hữu một ngôi nhà nhỏ dưới 30 tuổi. 21% là từ 30 – 40 tuổi, 18% từ 40 -50 tuổi, và đa số (38%) trên 50 tuổi.
2. Môi trường
Khi mọi người trở nên ý thức hơn về môi trường xung quanh, thì những ngôi nhà nhỏ cũng sẽ trở nên phổ biến hơn. Khi giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tiếp tục gia tăng, phong trào nhà nhỏ sẽ ngày càng phát triển. Tổng chi phí để duy trì, sưởi ấm, làm mát và một không gian nhỏ là ít hơn đáng kể so với không gian lớn hơn. Đó là chưa kể đến các nguyên liệu được sử dụng trong quá trình xây dựng thông thường ít hơn mười lần với diện tích 2.200 feet vuông.
3. Đơn giản
Đơn giản hóa cuộc sống và sống một cuộc sống mộc mạc đồng nghĩa với việc có thể có một khởi đầu tốt đẹp để vượt qua bất kỳ suy giảm kinh tế nào.
Giảm nợ và giản biên chế sẽ làm cho quá trình chuyển đổi để có một cuộc sống hạnh phúc bền vững trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nhiều nghiên cứu cho rằng một lối sống đơn giản và ít thực dụng có thể đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và thỏa mãn hơn. Một lối sống theo chủ nghĩa thực dụng khiến bản thân lãng quên đi những hành động có ý nghĩa.
Khi con người giảm lượng của cải trong cuộc sống sẽ tạo nên sự thanh thản về thể chất và tâm hồn, đưa đến tinh thần vui vẻ, sảng khoái hơn. Một không gian nhỏ xinh giúp chúng ta loại bỏ sự lộn xộn và giảm thiểu số lượng các loại công cụ, dụng cụ. Do đó toàn bộ cuộc sống của bạn sẽ được đơn giản hóa, tất cả mọi thứ từ quần áo đến đồ nội thất và các thiết bị khiến bạn ít mệt óc hơn. Bạn chỉ cần mang theo những gì thật đặc biệt và cần thiết. Còn có nhiều ngôi nhà nhỏ giá trị nằm trên đường lộ, và được gắn trên xe kéo giúp cho chủ nhân có thể dễ dàng di chuyển.
4. Ngôi nhà nhỏ đưa đến những suy nghĩ lớn lao
Những năm 1950, sự gia tăng và phát triển của “ngoại ô hóa” đã báo trước, những vùng đang được mở rộng trên nhiều quốc gia phương Tây, cùng với những vùng đất lớn hơn cho đến những ngôi nhà lớn hơn. Điều đó ngày càng trở nên phổ biến trong khi phát triển kinh tế sau chiến tranh tại Hoa Kỳ và các nước OECD, những nơi đã khuyến khích “ngoại ô hóa”. Năng lượng giá rẻ ở dạng dầu giúp lượng dự trữ dầu thô ở các vùng ngoại ô này tăng lên, mô hình tiêu dùng cũng thay đổi. Thế hệ trẻ hiện nay đã bước vào thời kỳ chi tiêu mạnh tay khi sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng cho phép người tiêu dùng mua một loạt các hàng hóa, dịch vụ mà trước đó chúng không có hoặc thuộc loại hàng hóa cấm. Với những vùng ngoại ô và nhà làm việc lớn hơn đã mang đến nền văn hóa tiêu dùng mới.
Những căn nhà lớn cần có thêm ‘công cụ’ để làm cho chúng trông giống như không có gì. Ngày nay, khoảng 30% thu nhập hàng tuần của Mỹ hầu hết được dành để trả nợ và khoản thế chấp. Ở các nước như Úc và Canada con số này gần 40%. Thật dễ dàng để hiểu tại sao đã có một sự thiếu bất đồng trong quan điểm và tự do suy nghĩ trong quần chúng. Một ngôi nhà nhỏ cùng với việc giảm chi phí là cách tốt để bạn vượt lên khỏi gánh nặng của cuộc sống đắt đỏ và thoát khỏi vòng xích bánh xe.
5. Mức hạnh phúc
Khi chúng ta ít căng thẳng và không có gánh nặng của việc phải trả tiền và trả nợ, thì lúc thức dậy, chúng ta nhận ra rằng con người không cần phải sống trong một ngôi nhà to tướng để cảm thấy hạnh phúc. Kích thước trung bình của hầu hết các ngôi nhà ở Bắc Mỹ tăng lên 60% kể từ đầu những năm 1970, thì không có bằng chứng nào cho thấy cuộc sống trong một ngôi nhà lớn sẽ làm tăng mức độ hạnh phúc, mặc dù đó là điều các nhà quảng cáo và công ty môi giới nói cho bạn biết. Có một ngôi nhà lớn hơn không có nghĩa là chúng ta hạnh phúc hơn so với những người sống trong một ngôi nhà có diện tích nhỏ hơn 60%.
Trong thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng nhà càng lớn, thì thời gian chúng ta dành cho việc duy trì, làm sạch, và bảo dưỡng càng tăng, lúc đó con người sẽ phải đối mặt với những căng thẳng tài chính và vấn đề cá nhân nhiều hơn. Ánh sáng tươi đẹp bên ngoài đem đến không gian cho con người để họ nhận ra thế giới của mình và có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với lối sống của mình, cuối cùng mang lại hạnh phúc và sự hài lòng lớn hơn.
6. Cộng đồng
Kể từ giai đoạn ‘ngoại ô hóa’ vào những năm 1950 trở đi, khoảng cách lớn hơn giữa các vùng trung tâm thương mại, du lịch nước ngoài, và tiêu dùng đã được tạo ra, quan hệ cộng đồng dân cư với các mạng lưới bị mất. Người dân ở các thành phố lớn và ở các vùng ngoại ô bị cô lập. Trong khi đó, những khu vực dân cư phồn hoa lại ở những nơi khác, nói chung có một sự tan vỡ giữa giá trị cộng đồng và giá trị kết nối. Chúng ta càng ngày làm việc càng bận rộn để có thể trả hết các khoản thế chấp lớn và tham gia vào các hoạt động ăn chơi và rồi chúng ta lãng quên những điều thực sự quan trọng – gia đình, cộng đồng, và các mối quan hệ.
Có rất nhiều điều thú vị trong một không gian nhỏ. Do tính chất tương đối mới mẻ của phong trào, nên mọi người cùng nhau hợp tác để giải quyết cách quy hoạch, cũng như kế hoạch thực hiện và những khó khăn đằng sau mà có thể phát sinh. Các dự án như ngôi nhà Village Tiny ở Sonoma sẽ trở thành bản thiết kế mẫu cho những dự án khác làm theo. Dự án này sẽ cung cấp tiện nghi dùng chung cho ngôi làng với nhau nên có cấu trúc giống như một hợp tác xã.
Khải Thanh, dịch từ Colective Evolution