Thi THPT Quốc gia: Thí sinh mang phao vì muốn thử… “vận may”

03/07/15, 18:00 Tin Tổng Hợp
“Tôi tin rằng những thí sinh vi phạm đều có học lực yếu nên muốn thử vận may bằng việc mang phao vào phòng thi”, PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nói.

“Tôi tin rằng những thí sinh vi phạm đều có học lực yếu nên muốn thử vận may bằng việc mang phao vào phòng thi”, PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nói.

Ngày thi thứ 2, cả nước có 334 thí sinh bị kỷ luật trong đó khiển trách 9 thí sinh, cảnh cáo 13 thí sinh, đình chỉ 312 thí sinh. Số thí sinh bị đình chỉ cao gấp 10 lần ngày thi đầu tiên. Xung quanh vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với ông Hoàng Minh Sơn, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Phao thi gần khu vực thi trường ĐH Thủy lợi Hà Nội sau giờ thi môn Địa lý

Thưa ông, kể từ ngày thi thứ 2, (môn Ngữ Văn) đã có hiện tượng sử dụng tài liệu trong phòng thi. Riêng ngày 2.7, cả nước có 312 thí sinh bị đình chỉ thi. Vậy, ông có đánh giá như thế nào về hiện tượng này?

Thực hiện nghiêm túc kỳ thi là từ phía Bộ GD-ĐT, các hội đồng thi và cán bộ coi thi còn việc thí sinh sử dụng tài liệu do thí sinh chưa nhận thức đúng về tính nghiêm túc của kỳ thi.

Riêng ĐH Bách Khoa, nhà trường đã chỉ đạo các hội đồng thi và cán bộ coi thi thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế thi. Và tất cả những trường hợp thí sinh vi phạm bị phát hiện đều bị xử lý nghiêm.

Ông Hoàng Minh Sơn

Tại trường, không chỉ môn tự luận có thí sinh vi phạm mà ở các môn trắc nghiệm cũng có những thí sinh bị đình chỉ thi (mang điện thoại vào phòng thi). Ngày thứ 2, trường Đại học Bách Khoa có 7 thí sinh bị đình chỉ trong đó 5 thí sinh mang tài liệu vào phòng.

Tôi tin rằng những thí sinh vi phạm đều có học lực yếu nên muốn thử vận may của mình bằng việc mang tài liệu vào phòng thi.

Trong 3 ngày thi vừa qua, dư luận xôn xao việc thí sinh mang điện thoại vào phòng thi, tới phút chót giám thị phát hiện và bị đình chỉ (trường hợp ở Đà Nẵng). Có ý kiến cho rằng, điểm thi quán triệt quy chế chưa rõ ràng? Ông nghĩ sao về điều này? Nếu như thí sinh mang điện thoại vào phòng thi và sử dụng trót lọt sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kỳ thi?

Quy chế thi đã được phổ biến rộng rãi, chắc chắn tất cả các thí sinh đều biết được điều đó. Theo tôi, đôi khi các em biết như vậy nhưng trong lòng vẫn có hy vọng nào đó. Nếu thí sinh vô tình quên mà mang điện thoại vào phòng thi thì vẫn phải áp dụng đúng quy chế.

Đặc biệt, trước mỗi buổi thi giám thị đều nhắc nhở thí sinh về việc mang điện thoại vào phòng thi. Do vậy, không thể nói thí sinh không có thông tin đầy đủ về quy chế thi.

Trên thực tế, thí sinh mang điện thoại vào phòng thi, một số trường hợp các em nghĩ không sử dụng và điện thoại mỏng giám thị không phát hiện ra nhưng vô tình, người nhà bạn bè có tin nhắn, cuộc gọi nào đó thì các em bị phát hiện.

Chúng tôi tin rằng chưa có trường hợp nào thí sinh sử dụng điện thoại trong phòng thi giám thị không phát hiện.

Được biết, hiện nay công nghệ thông tin phát triển rất mạnh, thí sinh mang thiết bị công nghệ cao vào phòng thi như tai nghe loại siêu nhỏ… Vậy, giám thị có phát hiện ra được những thiết bị này không, thưa ông?

Thí sinh mang thiết bị công nghệ cao vào phòng thi sẽ rất khó khăn cho giám thị. Tuy nhiên, chúng tôi quán triệt, nếu thí sinh mang những thiết bị công nghệ cao vào phòng thi có khả năng thu tín hiệu bắt buộc mang theo giấy tờ thông số kỹ thuật để kiểm tra thiết bị không có khả năng thu phát từ bên ngoài.

Đối với những công nghệ cao mà cán bộ nghiệp vụ công an khó phát hiện ra thì cán bộ coi thi không đủ khả năng để phát hiện. Nhưng tôi tin rằng những em tham gia kỳ thi này sẽ rất ít em mang thiết bị công nghệ cao vào phòng thi.

Nay đã là ngày thứ 3, thí sinh chuẩn bị hoàn tất kỳ thi chung Quốc gia. Vậy, ông đánh giá điểm thuận lợi nhất của kỳ thi này như thế nào?

Năm nay, các cụm thi đã thực hiện đúng chủ trường của Bộ GD-ĐT. Các cơ quan ban ngành như: Công an, lãnh đạo địa phương, các trường THPT, đại học, sinh viên tình nguyện đều tập trung vào kỳ thi. Các trường đều biết rõ vai trò của mình đối với toàn ngành, toàn xã hội.

Rút kinh nghiệm từ kỳ thi năm nay, ông có giải pháp gì để những năm tới kỳ thi diễn ra thuận lợi hơn?

Tôi đề xuất có thể bớt ngày thi. Ví dụ: Hai môn Lịch sử và Vật lý theo thống kê, rất ít thí sinh đăng ký dự thi, tỷ lệ các em chọn 2 môn này chưa đến 1%.

Nhà trường phải lên kế hoạch, ở những ngày thí sinh thi những môn bắt buộc nhà trường cũng đã xây dựng 4 địa điểm thi nhưng hôm nay khi thí sinh thi những môn tự chọn chỉ còn 3 địa điểm thi.

Thí sinh cũng chỉ di chuyển trong những địa điểm thi này. Cán bộ coi thi cũng bắt buộc phải coi thi theo lịch thi của thí sinh. Tại Đại học Bách Khoa, một số cán bộ coi thi sẽ hoàn thành công việc trong chiều nay.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Dân Việt

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi