Quá tin Mỹ, NATO trở nên ‘mong manh’ trước Nga

27/06/15, 07:00 Tin Tổng Hợp
Theo Forbes, dù Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, chỉ có kẻ điên mới nghĩ Moscow sẽ tấn công NATO, nhưng nếu ông đổi ý, châu Âu sẽ chẳng có gì để chống cự.

Theo Forbes, dù Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, chỉ có kẻ điên mới nghĩ Moscow sẽ tấn công NATO, nhưng nếu ông đổi ý, châu Âu sẽ chẳng có gì để chống cự.

Forbes cho rằng, dường như chẳng ai ở châu Âu quan tâm đến các mối đe dọa từ Nga. Không quốc gia nào tăng cường quân sự và hầu hết người dân châu Âu đều phản đối chấp nhận các rủi ro quân sự để giúp đỡ Ukraine.

Khủng hoảng Ukraine vẫn tiếp diễn. Châu Âu hy vọng các biện pháp trừng phạt sẽ kiềm chế được Moscow ở Ukraine, tuy nhiên, hiện vẫn chẳng có dấu hiệu gì cho thấy hy vọng đó có thể thành sự thực.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg chia sẻ quan điểm với báo chí về chính sách của Nga đối với Ukraine.

Mặc dù gần đây, ông Putin khẳng định: “Chỉ trong một giấc mơ hay chỉ có người điên mới có thể tưởng tượng rằng Nga sẽ đột ngột tấn công NATO”. Tuy nhiên, nếu ông Putin thay đổi ý định, châu Âu sẽ chẳng có kế hoạch gì để phòng vệ. Thay vào đó, hầu hết người dân châu Âu đều mong đợi Mỹ sẽ bảo vệ họ khi cần thiết.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter vừa có chuyến thăm tới châu Âu. Hôm 22/6, sau khi quan sát các cuộc tập trận của NATO, ông tuyên bố rằng Mỹ sẽ cung cấp máy bay, vũ khí, và binh sĩ cho “Đơn vị phản ứng cực nhanh” (Very High Readiness Joint Task Force). Mỹ cũng sẽ cung cấp các thông tin tình báo, hậu cần, trinh sát cho lực lượng này.

Ngoài ra, chính quyền Obama còn có kế hoạch triển khai các xe tăng và nhiều thiết bị quân sự khác tại 7 nước Đông Âu.

James Stavidis, một cựu chỉ huy NATO, hiện là hiệu trưởng trường Fletcher thuộc đại học Tufts (Mỹ), nhận định đây là một sự hỗ trợ hợp lý cho các đồng minh đang cảm thấy bất an trước Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói chuyện với Lực lượng Phản ứng nhanh NATO tại Đức hôm 22/6/2015.

Trong khi đó, nhiều quan chức Mỹ tỏ ra không hài lòng khi các nước châu Âu tỏ ra thờ ơ và quá phụ thuộc vào Mỹ. Họ cho rằng, châu Âu đang quá tằn tiện về quân sự, trái ngược hẳn với những chính sách phúc lợi xã hội hào phóng. Châu Âu hứa hẹn sẽ làm theo những gì nước Mỹ yêu cầu như tăng cường chi tiêu quốc phòng, bằng ít nhất 2% Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP), tăng cường hợp tác quốc tế và nhiều hơn thế nữa. Nhưng sau đó, họ lại tìm cách phụ thuộc vào Mỹ.

Trong những năm gần đây, Mỹ góp đến ba phần tư chi tiêu của NATO mặc dù châu Âu có GDP lớn hơn so với Mỹ. Trong số 28 thành viên chỉ có Mỹ, Anh và Hy Lạp, Estonia chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng. Ba Lan mới chỉ đặt mục tiêu đáp ứng đủ yêu cầu 2% GDP cho quốc phòng trong năm nay do những căng thẳng ở Ukraine. Một số thành viên không những không đáp ứng được yêu cầu trên mà còn đang cắt giảm ngân sách quốc phòng.

Trong số 5 nước có ngân sách quốc phòng lớn nhất châu Âu, chỉ có của Pháp đang tăng lên còn của Canada, Đức, Anh, Italy đang tiếp tục giảm. Trong năm 2015, cả 5 nước trên được dự đoán là đều không đạt được chỉ tiêu sử dụng 2% GDP cho quốc phòng. Trong đó, Anh và Pháp đạt hơn 1,5%; Canada khoảng 1%.

Rất ít quốc gia NATO đạt được 2% GDP cho quốc phòng.

Tổng số ngân sách quốc phòng của các thành viên NATO dự kiến sẽ nhiều hơn trong năm nay gồm Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Hà Lan, Na Uy, và Romania cũng chỉ bằng một nửa so với của Anh.

Ngoài ra, hầu hết chính phủ châu Âu đều phản đối đề xuất cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine và thậm chí là phản đối việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Theo Forbes, trong khi ông Carter khẳng định: “Chúng tôi sẽ bảo vệ các đồng minh của mình” thì các quốc gia châu Âu dường như không muốn bảo vệ ai, thậm chí cả chính bản thân họ.

Trong một cuộc khảo sát gần đây của tổ chức Pew tại 8 quốc gia lớn của NATO, khi được hỏi: Nếu Nga xung đột với một thành viên NATO, liệu nước bạn có nên sử dụng quân sự để bảo vệ nước đó hay không? Đại đa số người Pháp, Đức và Italia đều nói không. Trong đó, tỷ lệ phản đối ở Đức là cao nhất với 58%. Ở Ba Lan, Tây Ban Nha và Anh tỷ lệ người đồng ý xấp xỉ tỷ lệ người phản đối. Chỉ ở Mỹ và Canada, mới có đa số người đồng ý dùng các biện pháp quân sự để bảo vệ đồng minh NATO với tỷ lệ tương ứng là 56 và 53%.

Ivo Daalder, một cựu Đại sứ Mỹ tại NATO, cho biết “các đồng minh sẽ phải nghiêm túc nỗ lực để thuyết phục người dân về sự cần thiết của việc chuẩn bị, ngăn chặn và nếu cần thiết là đáp trả lại các cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía Nga”.

Sở dĩ người dân châu Âu thờ ơ như vậy vì theo Pew, hai phần ba số người châu Âu cho rằng người Mỹ sẽ hành động nếu một thành viên NATO nào đó bị tấn công.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc phải thay đổi suy nghĩ đó. Chuyên gia Judy Dempsey thuộc Viện nghiên cứu Carnegie Europe băn khoăn về việc tại sao Washington lại để bản thân mình bị “lợi dụng” như vậy. Ông nói: “Châu Âu đang thịnh vượng. Châu Âu đáng lẽ ra có đủ tự tin để bảo vệ an ninh của mình”. Ông khẳng định, châu Âu sẽ không làm gì nếu Mỹ cứ tiếp tục làm thay việc của họ.

Theo các chuyên gia, châu Âu có GDP và dân số lớn hơn nhiều so với Nga, trong khi đó, chính phủ Mỹ cũng đang khó khăn về chi tiêu quốc phòng và có những khoản nợ lớn hơn nhiều so với châu Âu.

Do vậy, thay vì đổ quá nhiều nguồn lực vào NATO, Washington cần phải chuyển trách nhiệm bảo vệ châu Âu cho NATO. Người Mỹ không việc gì phải bảo vệ những quốc gia châu Âu giàu có.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang Forbes.com thuộc Tập đoàn truyền thông Forbes của Mỹ, cùng chủ sở hữu của Tạp chí Forbes. Forbes.com đề cập sâu đến nhiều lĩnh vực từ sự kiện kinh doanh đến tài chính hiện nay và phong cách sống cao cấp.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi