Bài viết ‘Chữ đẹp’ khiến phụ huynh thay đổi quan điểm

25/06/15, 06:01 Tin Tổng Hợp
Quan niệm 'Nét chữ, nết người' đã quá lạc hậu. Việc ép trẻ viết chữ đẹp làm chậm tư duy, hình thành một số tính cách xấu như cáu bẳn, chán học, sợ học...

Quan niệm ‘Nét chữ, nết người’ đã quá lạc hậu. Việc ép trẻ viết chữ đẹp làm chậm tư duy, hình thành một số tính cách xấu như cáu bẳn, chán học, sợ học…

Là một người liên quan đến ngành giáo dục, bạn Nguyễn Minh Quân (nguyên chủ tịch CLB Kỹ năng sống ĐH FPT) đã có những chia sẻ về quan niệm chữ đẹp cũng như việc bắt con trẻ phải rèn viết chữ.

Bài viết đã nhận được hàng trăm lượt bình luận và chia sẻ. Nhiều phụ huynh và giáo viên đồng tình với nội dung: chỉ cần con viết đúng, viết sạch, ngay ngắn, dễ đọc còn viết đẹp phải có năng khiếu và nghệ thuật.

Sau đây là bài viết của Nguyễn Minh Quân:

“Đẹp là phạm trù vĩnh cửu mà con người luôn vươn tới. Ai cũng thích cái đẹp, trong đó có chữ đẹp. Chữ đẹp có thể được viết ra, hoặc được in. Những người ủng hộ viết chữ đẹp thì đưa ra luận cứ là “nét chữ, nết người”, “rèn cho học sinh tính kiên nhẫn, cẩn thận”… Những quan niệm này đều là cách nhìn thiển cận, sai trái, “được một mất mười”.

Thứ nhất, “nét chữ, nết người” được hiểu nôm na là: ai có chữ đẹp thì tốt nết, ai viết chữ xấu thì xấu nết. Quan niệm này quá lạc hậu, bởi nết người được hình thành qua quá trình giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, qua trải nghiệm cuộc sống của mỗi cá nhân (mà không phải chỉ qua rèn nét chữ). Trên thế giới không có nước nào tổ chức, rèn cho học sinh viết chữ đẹp để giáo dục nết cả. Bởi nét chữ chỉ phản ánh một khía cạnh nhỏ của nhân cách mà thôi, ví dụ: khéo tay, “có hoa tay”…

Quan niệm coi nét chữ phản ánh nết người là không hoàn toàn đúng, tôi đơn cử: Rất nhiều phạm nhân có khả năng chạm trổ, khắc chữ, xăm rất đẹp, còn các bác sĩ thì thường viết chữ xấu. Vậy “nết người” của phạm nhân và bác sĩ được đánh giá như thế nào? Thế nên không thể có chuyện ai viết chữ đẹp thì “tốt nết”, ai viết chữ xấu thì “xấu nết”.

Thứ hai, rèn học sinh viết chữ đẹp thì có thể rèn cho học sinh một số nét tính cách tốt như kiên nhẫn, cẩn thận… Tôi thừa nhận điều này. Tuy nhiên, rèn những nét tính cách đó qua việc viết chữ là một việc hành hạ trẻ, thực sự là như vậy. Trong khi đó, chúng ta có thể rèn những nét tính cách tốt cho trẻ thông qua những hoạt động khác mang lại niềm vui, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý trẻ em. Điều đó vừa mang lại hiệu quả tích cực và mang tính nhân bản hơn nhiều, ví dụ như tô tranh, tập vẽ… Giá như chúng ta – người lớn biết được trẻ khổ sở như thế nào khi phải viết chữ đẹp.

“Mặt trái” của việc ép học sinh viết chữ đẹp

Một là, ép viết chữ đẹp làm chậm tư duy của trẻ, bởi lẽ, khi các em nắn nót, các em chỉ tập trung vào nét chữ, mà không tập trung vào nội dung, vào quá trình tư duy. Trong lúc đó, tư duy là yếu tố quan trọng hàng đầu trong giáo dục bởi nó làm cho học sinh trở nên thông minh. Thật không sai, nếu nói rằng, ép viết chữ đẹp làm hỏng mục tiêu giáo dục bởi giáo dục trí tuệ là một nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục nhân cách. Giáo viên tiểu học khẳng định, những em viết chữ đẹp thường “chậm” trong tác phong lẫn tư duy. Hay nói cách khác, việc ép học sinh viết chữ đẹp dễ làm cho học sinh tiểu học dốt đi.

Việc ép trẻ viết chữ đẹp làm chậm tư duy, hình thành một số tính cách xấu như cáu bẳn, chán học, sợ học…

Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy, hầu hết các vĩ nhân đều viết chữ xấu. Điều này thật dễ hiểu, những người thông minh thì tư duy rất nhanh, khi họ viết thường không thể theo kịp những điều mình nghĩ, do đó buộc họ phải viết nhanh, thậm chí “tốc ký”. Điều đó làm cho chữ họ không thể đẹp. Ai cũng hiểu, điều quan trọng là nội dung (họ nghĩ ra được gì) chứ không phải chữ viết (họ viết như thế nào).

Hai là, trẻ em tay còn yếu mềm, hệ thần kinh chưa vững, do đó, viết nắn nót là một công việc khó khăn, khổ ải với các em. Viết quá nhiều làm cho tay các em nhanh mỏi, ảnh hưởng xấu đến hệ cơ, hệ xương và thần kinh của trẻ. Ta có thể so sánh viết chữ đẹp như công việc thêu thùa của nghệ nhân, khi đó ta sẽ hiểu trẻ chịu khổ, thậm chí đau mỏi như thế nào.

Ba là, bị ép viết chữ đẹp nhiều nên nhiều trẻ hình thành một số nét tính cách xấu như cáu bẳn, chán học, sợ học, lừa dối, thậm chí có thái độ không đúng mực với cô giáo của mình như nói tục, chửi bậy (vì không hài lòng với việc bị giáo viên bắt tập viết nhiều quá…).

Bốn là, chính giáo viên cũng có những yếu tố tiêu cực, như cắt xén các tiết học khác để dành cho viết chữ đẹp, bắt những học sinh viết chữ xấu thay vở mới để luyện chữ đẹp, yêu cầu những em chữ đẹp viết hộ những em chữ xấu để có thành tích…

Theo tôi, nên coi chữ đẹp là “phạm trù” thẩm mỹ, không nên coi nó thuộc phạm trù ngôn ngữ. Cần yêu cầu học sinh viết sao cho đủ nét để người khác đọc được, bản thân mình đọc được là đủ. Tôi có dịp trao đổi với một số GS người Đức, Australia thì được biết, ở nước họ, người ta không bắt học sinh viết chữ đẹp, lại càng không có chuyện thi hay “phong trào” viết chữ đẹp.

Tôi thấy ép học sinh tiểu học viết chữ đẹp là bất công, bởi lẽ, người lớn có viết được như học sinh tiểu học viết không, tại sao lên các cấp học khác lại không còn yêu cầu chữ đẹp?

Thời đại này viết chữ đẹp không để làm gì, khi mà hầu như mỗi khi cần chữ đẹp chúng ta đều dùng máy tính, máy in, kể cả viết giấy khen.

Tôi thấy, ép học sinh viết chữ đẹp chỉ mang lại “danh tiếng”, “thành tích” cho giáo viên, cho nhà trường, cho các cấp quản lý giáo dục và làm cho bố mẹ vui mà thôi, còn trẻ em hầu như không được gì mà chịu tổn hại nhiều.

Đã đến lúc giáo dục cần xem xét lại các phong trào của mình. Hãy đặt lợi ích của học sinh lên trên hết”.

Theo Khampha.vn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi