Một thế lực mới sắp làm “thay đổi cán cân” trên Biển Đông

24/06/15, 16:45 Tin Tổng Hợp
Trong một bài phân tích đăng trên The Diplomat, tiến sĩ Van Jackson đưa ra những lý do tại sao công cuộc ổn định Biển Đông cần sự hiện diện của quốc gia này.

Trong một bài phân tích đăng trên The Diplomat, tiến sĩ Van Jackson đưa ra những lý do tại sao công cuộc ổn định Biển Đông cần sự hiện diện của quốc gia này.

Diễn biến mới nhất ở Biển Đông

Trong lịch sử, Hàn Quốc đã nhiều lần lâm vào tình cảnh phải đóng vai nạn nhân theo kiểu “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”, khi nước này bất đắc dĩ phải đứng giữa những màn đấu đá tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc.

Đó là lý do tại sao kể cả khi tiềm lực kinh tế ngày nay đã đưa Hàn Quốc lên tầm cường quốc bậc trung, Seoul vẫn hạn chế tối đa bất kì động thái nào có thể gây phật ý các đối tác ngoại giao, đặc biệt là trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.

Từ chần chừ tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc sáng lập cho đến ngần ngại triển khai tổ hợp tên lửa THAAD do Mỹ khởi xướng, Hàn Quốc từ trước đến nay vẫn hành sự hết sức cẩn trọng khi phải đứng giữa hai “làn đạn” Mỹ-Trung.

Nhưng với những gì đang diễn ra trên Biển Đông, đồng minh Mỹ đang ra sức kêu gọi Hàn Quốc thay đổi cách tiếp cận và cùng tham gia đóng góp tiếng nói vào “điểm nóng” của khu vực hiện nay. Và theo ông Jackson, không thiếu những lý do chính đáng để Seoul làm như vậy.

Trách nhiệm và cơ hội của Hàn Quốc

Với tư cách một cường quốc bậc trung, Hàn Quốc cần coi việc gìn giữ ổn định khu vực là trách nhiệm và cơ hội của mình.

Điều đó đồng nghĩa với việc Seoul cần khẳng định lập trường phản đối những động thái mang tính ép buộc, cưỡng chế đối với các tranh chấp trong khu vực, đặc biệt là trên Biển Đông” – ông Jackson nhận xét.

Chuyên gia này cũng khẳng định, với tình hình địa chính trị hiện nay tại châu Á – Thái Bình Dương, Hàn Quốc không thể tiếp tục áp dụng chính sách đối ngoại theo kiểu “người dưng” được nữa.

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ tại châu Á – TBD
Daniel Russel
Mỹ kêu gọi Hàn Quốc hãy xứng với tầm vóc một cường quốc bậc trung của mình bằng cách bày tỏ quan điểm rõ ràng về vấn đề Biển Đông.

Theo ông Jackson, với tư cách là một quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương nhưng không có lợi ích về chủ quyền trên Biển Đông, tiếng nói của Hàn Quốc trong các vấn đề tại đây sẽ có “sức nặng” đáng kể.

Ngoài ra, trong số những thế lực tại châu Á, chỉ có Hàn Quốc được đánh giá là có khả năng và lý do để “bênh” Trung Quốc. Nhưng cũng chính vì thế mà tiếng nói của Seoul sẽ trở nên khách quan và được cộng đồng khu vực cũng như quốc tế coi trọng hơn.

Trong giới ngoại giao, “im lặng là đồng ý”, nên nếu Hàn Quốc tiếp tục từ chối lên tiếng, các nước sẽ ngầm hiểu rằng Seoul không phản đối những hành vi bành trướng phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Nhưng Hàn Quốc rõ ràng không có ý muốn “bênh” Trung Quốc, vì điều này không những sẽ làm phật ý đồng minh Mỹ, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh và trách nhiệm của một cường quốc bậc trung như Hàn Quốc.

Tiếng nói của Hàn Quốc về Biển Đông sẽ được cộng đồng quốc tế coi trọng. Ảnh: AP

Ngoài ra, việc lên tiếng phản đối Trung Quốc cũng là cách để Hàn Quốc tránh không cho lịch sử lặp lại.

Từ trước đến nay, Hàn Quốc đã không biết bao nhiêu lần phải chịu thiệt từ hệ quả của một trật tự khu vực được thiết lập theo kiểu “kẻ mạnh có quyền”, khi hành vi xâm lược được chấp nhận như một biện pháp giải quyết tranh chấp.

Do đó, nếu như Hàn Quốc của ngày hôm nay không công khai lên án những hành vi bành trướng phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông mà cứ để triết lý “kẻ mạnh có quyền” của Bắc Kinh tiếp diễn, Hàn Quốc sẽ nhận lại bài học mà đáng ra lịch sử đã dạy họ phải rút ra từ lâu.

Ngoài ra, theo ông Jackson, việc sát cánh cùng các nước trong khu vực để phản đối Trung Quốc thậm chí sẽ còn giúp ích cho Hàn Quốc trong tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên.

Trong trường hợp xảy ra giao tranh với chính phủ Kim Jong Un, Seoul sẽ rất cần đến sự giúp đỡ của các nước trong khu vực.

Nhưng nếu giờ đây Hàn Quốc từ chối không sát cánh cùng những Australia, Philippines, hay Singapore trong việc lên án Trung Quốc và gìn giữ ổn định khu vực, thì trong tương lai các nước này có lý do gì để “mặn mà” với việc hỗ trợ Hàn Quốc?

Một số cho rằng nếu giao tranh với Triều Tiên xảy ra, Hàn Quốc có thể “cầu cứu” Trung Quốc. Nhưng theo ông Jackson, trông chờ vào sự trợ giúp của Bắc Kinh vào thời điểm đó là một suy nghĩ “hết sức ngây thơ”.

Trung Quốc từ trước đến nay vẫn chỉ hành động phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mình, và việc Hàn Quốc đơn thuần không phản đối Trung Quốc trên Biển Đông là không đủ để Trung Quốc thay đổi lập trường của họ” – ông nhận xét.

Tóm lại, cũng như phần còn lại của châu Á – Thái Bình Dương, Hàn Quốc sẽ được hưởng lợi từ một trật tự khu vực dựa trên chia sẻ lợi ích và quy tắc chung, thay vì triết lý lỗi thời “kẻ mạnh có quyền” mà Trung Quốc vẫn ngang nhiên áp đặt.

3 cách Hàn Quốc có thể đóng góp

Theo tiến sĩ Jackson, ngân sách quốc phòng tập trung đa phần vào việc đảm bảo an ninh trước mối đe dọa từ Triều Tiên của Hàn Quốc sẽ khiến nước này không giúp ích được nhiều về mặt quân sự trên Biển Đông.

Tuy nhiên, đảm bảo an ninh khu vực không nhất thiết lúc nào cũng phải “động binh”. Và Hàn Quốc vẫn có thể đóng góp rất nhiều cho công cuộc chế ngự Trung Quốc mà không bị cuốn vào vòng xoáy xung đột giao tranh trên biển.

Thứ nhất,Hàn Quốc có thể tham gia hoặc tổ chức các cuộc tập trận giúp cải thiện khả năng phòng thủ bờ biển của quân đội các nước ASEAN, một điểm yếu cố hữu của các quốc gia Đông Nam Á.

Thứ hai, tham gia liên minh cùng các quốc gia như Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, và Mỹ để điều hành các hoạt động mua bán và cho thuê các trang thiết bị quân sự giúp cải thiện khả năng phòng bị trên biển như radar hay hệ thống thông tin trinh sát ISR.

Từ trước đến nay, Hàn Quốc và các quốc gia nói trên vẫn coi Đông Nam Á là một thị trường xuất khẩu trang thiết bị quốc phòng, nhưng sẽ tốt hơn nếu họ cùng hợp tác với chung một mục đích thay vì “giẫm chân” nhau.

Thứ ba, Hàn Quốc có thể cùng lên tiếng trong các tuyên bố đa phương với nội dung lên án sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hiện nay, tuy có tham gia vào các cuộc họp đa phương cấp cao của ASEAN, nhưng Hàn Quốc vẫn “im hơi lặng tiếng” trong khi các nước như Mỹ hay Australia bày tỏ quan ngại về các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông.

Điều này cần sớm thay đổi nếu như Hàn Quốc muốn khẳng định lập trường của mình tại Biển Đông.

Kết luận

Tổng kết lại, không gì có thể phủ nhận Biển Đông đang là tâm điểm của địa chính trị châu Á – Thái Bình Dương, và nguy cơ tình hình khu vực diễn tiến theo hướng bất lợi cho Hàn Quốc là hoàn toàn có thể xảy ra nếu Seoul tiếp tục đóng vai “người dưng”.

Lợi ích quốc gia của Hàn Quốc đòi hỏi chính phủ Seoul phải khẳng định lập trường rõ ràng. Hơn nữa, như đã phân tích ở trên, Hàn Quốc có thể đóng góp rất nhiều vào việc gìn giữ trật tự và ổn định tại khu vực mà không phải dùng tới quân đội hay đặt mình vào thế khó.

Do vậy, không có lý do gì để Hàn Quốc không sớm “ghi tên” mình vào danh sách các quốc gia tham gia bảo vệ sự ổn định trên Biển Đông.

Khai màn đối thoại, Mỹ “phủ đầu” cảnh cáo Trung Quốc về Biển Đông

Theo Soha

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi