Lo sợ “tiền mất tật mang”, các bà mẹ bỏ sữa Meiji

11/12/11, 11:49 Tin Tổng Hợp

– Chị Lan, chủ một cửa hàng sữa ở Cầu Diễn (H.Từ Liêm, Hà Nội ) cho biết: “Từ nhiều ngày nay, cửa hàng đã ngừng nhập sữa Meiji do sản phẩm này bán rất chậm, hàng tồn kho còn nhiều mà giá cả lại “chát” hơn so với nhiều loại sữa khác”.

>>> Hãng Meiji thu hồi sữa nhiễm phóng xạ

>>> Các công ty sữa “oanh tạc”, trẻ bị tước cơ hội bú mẹ

Gia đình bất an

Mặc dù nhà sản xuất cam kết sản phẩm Meiji Gold 1,2 dành cho thị trường Việt Nam không chứa chất phóng xạ, nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn tỏ ra lo ngại vì con mình đã “trót” dùng sữa Meiji từ tấm bé tới giờ. Đặc biệt kể từ sau khi Nhật Bản công bố sản phẩm sữa Meiji Step được đóng gói trong tháng 4, phần lớn được tung ra thị trường vào tháng 5 (hạn sử dụng đến tháng 10/2012) bị nhiễm phóng xạ, nhiều bậc phụ huynh tá hoả vì sợ tiền mất tật mang.

Một chủ đại lý sữa cho biết, sữa bột Meiji bán rất chậm (Ảnh: K.V) 

Một số bậc phụ huynh còn cẩn thận đưa con tới các bệnh viện lớn hoặc các cơ sở y tế tư nhân để xét nghiệm xem các bé có bị nhiễm phóng xạ hay không.

Chị Tâm (30 tuổi), mẹ của bé Cẩm Nhung ở Nơ 1, khu đô thị Pháp Vân (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, ngay sau khi báo chí đưa tin về việc sữa bột trẻ em Meiji bị nhiễm chất phóng xạ cesium gia đình đã không để con uống loại sữa này nữa đồng thời hai vợ chồng sắp xếp thời gian đưa con tới phòng khám tư nhân của bác cháu để kiểm tra ngay.

“Cứ phải cẩn thận vậy vì tôi sợ rằng sẽ phải hối hận nếu không biết là mình đang cho con uống sữa có chất nào độc hại đến cơ thể còn quá bé của cháu không”, chị Tâm cho biết.

Tại một số siêu thị chuyên bán đồ cho bé trên đường Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội), thật dễ bắt gặp các ông bố bà mẹ đang nhờ nhân viên bán hàng tư vấn để sử dụng loại sản phẩm sữa khác.

Chị Tuyết, một nhân viên bán hàng cho biết: “Họ thật sự lo lắng cho sức khoẻ của con mình. Những khách hàng ruột của siêu thị, nhà ở quanh đây hầu hết đều hỏi tôi cùng một câu hỏi với nội dung: giờ trót dùng sữa bột Meiji rồi thì phải làm sao hoặc có nên chuyển sang dùng loại sữa khác hay không?”.

Anh Kiên (34 tuổi), một khách hàng đang tìm mua sữa cho con nói: “Giờ báo chí đưa tin ầm ầm rằng chất phóng xạ có thể gây bệnh bạch cầu và các loại ung thư khác, trong khi trẻ em lại dễ bị ảnh hưởng nhất. Những người làm cha làm mẹ như chúng tôi không lo sao được. Nói gì thì nói, chỉ một quyết định sai lầm, có thể sẽ dẫn tới hậu quả tiền mất tật mang.

Vài trăm nghìn với chúng tôi không là gì so với sức khoẻ, tương lai của con em mình, vậy nên cứ phòng trước đã. Tôi sẽ cho con mình tạm ngưng dùng Meiji trong một thời gian mặc dù cháu đã quen với sản phẩm này từ lâu rồi”.

Nhiều bậc phụ huynh chọn loại sữa khác cho con thay vì dùng Meiji như trước (Ảnh: K.V)  

Trong khi đó, bà H, người từng nhiều năm làm việc tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia nói: “Sữa Meiji có hàm lượng các chất tương đối đều nhau, không có sự chênh lệnh nhiều.

Sau vụ việc vừa rồi, tôi nghĩ cảnh giác cũng là một điều tốt, nhưng các mẹ cũng không nên lo lắng quá mà hãy chờ kết luận chính thức từ giới chức trước khi quyết định tiếp tục hay ngưng sử dụng loại sữa này.

Các mẹ khi đi mua sữa cũng nên để ý tới ngày sản xuất và hạn sử dụng của loại sữa đó để tránh mua phải lô hàng kém chất lượng cho con mình”.

Dương, bác sĩ làm việc tại một phòng khám tư nhân ở Cầu Giấy chia sẻ: “Các mẹ không nên lo lắng quá bởi mức độ nhiễm xạ này được xem là an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em”.

Không chỉ các bậc phụ huynh cảm thấy bất an với các sản phẩm sữa bột Meiji, mà nhiều chủ cửa hàng, đại lý bán và giới thiệu sản phẩm cho công ty này cũng thấp thỏm chờ xem những diễn biến khó lường từ thị hiếu của người tiêu dùng.

Sữa Meiji ế ẩm

Chủ một cửa hàng sữa ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) xin được giấu tên nói: “Nhìn chung trong năm nay, sữa Meiji bán chậm nhất so với các loại sữa nhập khẩu từ Nhật Bản khác như Wakado, Morinaga hay Icreo…

Tuy nhiều gia đình sử dụng sản phẩm Meiji cho biết khá hài lòng về mùi vị vì có độ thơm, song giá cả thì đắt hơn nhiều so với các dòng sữa có hàm lượng chất tương đương vì vậy, người ta cũng đắn đo khi mua Meiji”.

Theo khảo sát của phóng viên VTC News, tại nhiều đại lý và cửa hàng bán sữa trên địa bàn Hà Nội, số lượng sữa của các hãng khác được trưng bày trên gian hàng của họ có số lượng áp đảo hơn hẳn so với sữa bột Meiji.

Một số cửa hàng chỉ dành 1 khoảng nhỏ để trưng bày Meiji trong khi dành cả 1 khoang lớn trưng bày nhiều sản phẩm có uy tín khác (Ảnh: K.V) 

Chị Lan, chủ một đại lý sữa ở Cầu Diễn cho hay: “Không riêng sản phẩm của Meiji, từ sau khi Nhật Bản bị động đất hồi đầu năm, các sản phẩm sữa bột của Nhật đều bán chậm hẳn đi do tâm lý người dùng khá thận trọng.

Riêng với sản phẩm sữa Meiji, từ nhiều ngày nay, cửa hàng đã ngừng nhập thêm hàng vì lượng khách hỏi sữa này gần như không có, trong khi hàng tồn kho chúng tôi vẫn còn khá nhiều”.

Theo công ty Meiji Co., Ltd chi nhánh tại Việt Nam, trước khi sản phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam, Meiji Gold 1,2 đã được kiểm tra và xác nhận về độ an toàn phóng xạ đối với chính phủ Việt Nam.

Sáng ngày 8/12, bà Phạm Thị Diễm Lan, đại diện của Meiji Việt Nam tại TP HCM đã chính thức khẳng định: sữa Meiji Việt Nam không có chất phóng xạ. Để chứng minh cho điều đó, bà Lan đã cung cấp kết quả thử nghiệm 5 mẫu sữa hộp Meiji Việt Nam và kết quả phân tích an toàn phóng xạ trong thực phẩm.

Cũng trong buổi họp với báo chí sáng 08/12, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Việt Nam cho biết, hiện Cục chưa nhận được thông tin chính thức từ cơ quan chức năng của Nhật Bản liên quan đến sữa Meiji Step bị nhiễm chất phóng xạ. Song với những thông tin mà ông đang có thì hàm lượng phóng xạ trong sữa Meiji Step vẫn thấp dưới mức cho phép. Việc thu hồi loại sữa này tại Nhật Bản là do công ty Meiji tự nguyện thu hồi chứ không phải do Bộ Y tế Nhật đứng ra thu hồi.

Theo ông Khẩn, Cục vẫn đang theo dõi, kiểm tra sữa nhiễm xạ tại Việt Nam và sẽ có khuyến cáo cho người dân. Song ông khuyên phụ huynh không nên mua sữa xách tay cho con uống vì khó kiểm tra được nguồn gốc, xuất xứ của sữa.
 

M.Q

>>> Hãng Meiji thu hồi sữa nhiễm phóng xạ

>>> Các công ty sữa “oanh tạc”, trẻ bị tước cơ hội bú mẹ

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả