9 điều mong cầu lớn nhất của người Trung Quốc đương đại
Từ cổ chí kim, con người sinh ra ai cũng đều có thất tình lục dục, đồng thời còn có tiêu chuẩn đạo đức. Tuy nhiên, khi mà đạo đức bị những ham muốn làm lu mờ, thì cuộc sống của con người chỉ còn lại là tiền tài vật chất.
Dân tộc Trung Hoa đã trải qua lịch sử lâu dài, văn hóa truyền thống đã lưu cấp cho những người thế hệ sau nhiều quy tắc sinh tồn giá trị, không chỉ gồm có đối nhân xử thế, mà còn dạy con người ta trọng đức hành thiện, coi nhẹ dục vọng lợi ích.
Thế nhưng người Trung Quốc hiện đại lại khiến thế giới phải “há hốc” bởi sự xuống cấp của đạo đức, cùng những ham muốn mạnh mẽ đối với thế giới kim tiền. Dưới đây xin được liệt kê 9 ham muốn chủ yếu của người Trung Quốc đương đại…
1. Có thật nhiều tiền
“Có thật nhiều tiền”, đây là mong muốn chủ yếu nhất của nhiều người Trung Quốc hiện đại. “Tiền bạc có thể sai khiến cả ma quỷ” hay “người chết vì tiền, chim chết vì mồi”. Nhiều người cũng đồng ý rằng đây là một sự khắc họa sâu sắc nhất về người Trung Quốc ngày nay, một xã hội tôn thờ tiền bạc và quyền lực.
Vậy Trung Quốc có bao nhiêu người sùng bái tiền bạc? Theo một cuộc thăm dò do Reuters thực hiện cách đây nhiều năm, những người được hỏi tại hơn 20 quốc gia đồng ý rằng “tiền là biểu tượng tốt nhất cho sự thành công của cá nhân”. Tỷ lệ người Trung Quốc là cao nhất, với 69% người được hỏi tin rằng tiền bạc chính là biểu tượng cho thành công . Ngày nay tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn.
2. Mua một ngôi nhà lớn
Hầu hết người Trung Quốc đều có khao khát đối với việc mua nhà, hơn nữa niềm yêu thích này đã trở thành một loại dục vọng mạnh mẽ trong cuộc sống thường ngày.
Chỉ cần có tiền trong tay rồi, họ sẽ “tham lam” mua nhà, mua nhà rộng hơn, mua nhà nhiều hơn, kéo theo đó là giá nhà đất của Trung Quốc cũng tăng lên chóng mặt, không cách nào phanh lại được.
3. Lái một chiếc xe sang
Mua một chiếc xe hơi và được lái một chiếc xe hạng sang là điều khiến người Trung Quốc thích thú nhất. Có người tổng kết rằng, miễn là có tiền trong tay, người Trung Quốc sẽ chọn mua xe đắt tiền chứ không phải xe phù hợp, chỉ mua xe loại lớn, không phải loại nhỏ.
Loại ham muốn này cũng đủ khiến ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc tràn đầy niềm tin vào tương lai, bởi hầu hết mọi người đều cảm thấy không có ô tô là điều đáng xấu hổ, lái một chiếc xe kém sang lại càng đáng xấu hổ hơn.
4. Làm ông chủ
Người Trung Quốc thích làm ông chủ, đây là một thực tế không thể bàn cãi.
Các doanh nhân trong danh sách người giàu của Forbes hàng năm đều được người Trung Quốc tôn sùng như thần tượng. Cứ thử hỏi một nam sinh viên đã tốt nghiệp đại học, hầu hết ước mơ của họ là thành lập công ty riêng.
5. Trúng xổ số
Người Trung Quốc ham mê cờ bạc, hy vọng trúng giải lớn, ưa thích làm giàu chỉ qua một đêm và thay đổi địa vị xã hội, đây chính là một loại tâm lý phổ biến trong xã hội.
6. Làm quan chức
Mặc dù người Trung Quốc ghét quan chức, nhưng hầu hết bọn họ đều mong muốn trở thành một quan chức.
Ngày nay, sinh viên tốt nghiệp chọn thi công chức nhiều hơn cũng vì lợi ích kinh tế. Bởi vì hiện tại khởi nghiệp khó khăn, mà nghề công chức lại ổn định và nhẹ nhàng, mức lương tương đối cao, cộng với nhiều chế độ phúc lợi, trợ cấp và thu nhập tiềm ẩn không chính đáng, nên rất nhiều sinh viên đại học đều háo hức với nghề công chức.
7. Có vận đào hoa
Người Trung Quốc đều mong có được vận đào hoa. Chỉ có điều, vận đào hoa này cũng là có điều kiện.
Theo “Báo cáo khảo sát về tình trạng hôn nhân và tình yêu của người dân Trung Quốc” do Baihe.com công bố cách đây nhiều năm, hơn 90% phụ nữ chọn “thu nhập ổn định” là điều kiện cần để kết hôn, trong khi gần 70% phụ nữ chọn “đàn ông phải có một ngôi nhà mới có thể kết hôn”.
Đối với các chàng trai, họ có xu hướng chọn những phụ nữ trẻ đẹp để làm người phối ngẫu.
8. Du lịch vòng quanh thế giới
Ngắm nhìn thế giới qua khung cửa sổ là biểu hiện của tâm lý đi du lịch vòng quanh thế giới của người Trung Quốc cách đây 10 năm. Ngày nay, người Trung Quốc thích cầm hộ chiếu, giơ máy ảnh và chụp hình lưu niệm khắp nơi trên thế giới.
Bạn có thể gặp người Trung Quốc ở bất cứ đâu trong các tuần lễ và ngày lễ vàng khác nhau. Khi trở về nhà, chỉ cần khoe những bức ảnh và nói về trải nghiệm của mình là điều họ cảm thấy thích thú nhất.
9. Di cư
Chẳng biết từ khi nào, di cư đã trở thành một chủ đề được bàn luận sôi nổi trên bàn ăn, và tiếng nói này vẫn đang tăng lên từng ngày.
Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế Trung Quốc dường như đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt. Tuy nhiên, thể chế độc tài, bất an xã hội, đàn áp nhân quyền, cuồng tín theo đuổi tình dục, tiền bạc và quyền lực cùng với sự thất bại nghiêm trọng của hệ thống giáo dục, khiến việc di cư sang các nước khác trở thành phương hướng tốt nhất để người Trung Quốc đào thoát.
Đối với tầng lớp trung lưu ở hầu hết các thành phố lớn, bên cạnh họ đều có ít nhất một người bạn đang hoặc đã tiến hành di cư. Một số người nghèo cũng nói: “Tôi cũng rời đi khi có đủ tiền”.
Tuệ Tâm (Theo Secretchina)