9 bí quyết “nên – không nên” giúp bạn khỏe và chín chắn hơn
Những thói quen trong cuộc sống âm thầm tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Khi biết rõ điều gì nên và không nên thì chỉ một thay đổi nhỏ cũng mang lại sự khác biệt cho cuộc sống của bạn.
Nếm trải đầy đủ hương vị cuộc sống là điều tất yếu, cuộc sống cũng có lúc thăng lúc trầm. Nhưng có những điều nên chỉ dừng ở biết đến hoặc duy trì mức thấp để hướng tới những điều tốt đẹp.
1. Ít thịt và nhiều hơn nữa đậu
Theo như “Tháp dinh dưỡng cân đối”, một người hàng ngày tiêu thụ 75 gram thịt nạc là tốt nhất, khối lượng thịt đó cỡ một cỗ bài. Trong đó, người lao động chân tay, đàn ông có thể ăn nhiều thịt đỏ; người làm việc trí óc, phụ nữ và người già thoái hóa cơ năng nên ăn thịt trắng.
Đặc biệt, những người bệnh béo phì, bệnh tim mạch, cao huyết áp… nên ăn ít thịt và có thể thay thế bằng các sản phẩm đậu nành. Đậu được gọi là “thịt phát triển từ mặt đất”, đặc biệt là các chế phẩm làm từ đậu lành, ví dụ như đậu hũ, nước đậu hũ, tào phớ, tàu hũ ky các loại, đều cung cấp protein rất tốt.
2. Hạn chế muối và dùng nhiều dấm hơn
Muối sẽ không chỉ “lấy trộm” canxi trong cơ thể của bạn và đào thải qua đường nước tiếu, gây nguy cơ sỏi thận và cũng ảnh hưởng đến những người bị huyết áp cao.
Khi nấu ăn ở nhà, ngoài ít muối, chúng ta nên cố gắng để kiểm soát lượng nước tương, sốt cà chua, tương ớt, cà ri và gia vị khác. Càng phải cẩn thận những món ăn có muối “ẩn hình”, chẳng hạn như các nhà hàng phục vụ các món kho, món hầm và các món ăn khác, khoai tây chiên, thực phẩm đóng hộp và đồ ăn nhanh đều có chứa nhiều muối.
Giấm được gọi là một loại “gia vị y tế” trong nhà bếp, khi xào rau lúc không ngại có thể cho thêm một ít, dùng dấm gạo chua ướp kim chi giảm mỡ máu, dùng giấm chua nêm vào mì phở hỗ trợ tiêu hóa, nấu cá và súp xương cho thêm chút giấm chua, còn giúp hấp thu canxi.
3. Mặc ít quần áo và chăm tắm rửa hơn
Nhắc tới ăn mặc, người ta sẽ nghĩ đến “xuân che thu lạnh”. Kỳ thực, tiết trời thu đông se lạnh không dễ khiến bạn cóng, nên có thể từ từ mặc thêm áo. Sự mát mẻ thích hợp lúc ban đầu giúp thúc đẩy trao đổi chất cơ thể, tăng cường khả năng thích ứng với môi trường ở nhiệt độ thấp. Vào buổi sáng và tối khi nhiệt độ xuống khoảng 10℃, thì “mùa thu đông” này kết thúc, cơ thể nhất định phải được giữ ấm.
Một bồn tắm nóng không chỉ có thể phục hồi khỏi sự mệt mỏi, mà còn giúp ngủ sâu hơn, quan trọng nhất là khi tắm hãy làm “thủ thuật nhỏ” như lòng bàn tay mát xa bụng theo chiều kim đồng hồ, tắm vòi sen cho phần bụng, có thể ngăn ngừa táo bón, chà mặt trong dòng nước chảy có thể tăng huyết dịch lưu động làm giảm trừ mệt nhọc.
4. Ăn ít nhai kỹ
Nói chung, tất cả các thực phẩm nên nhai 15-20 lần trước khi nuốt, giúp tiêu hóa, tránh béo phì, mà còn để giảm bớt căng thẳng, cảm xúc lo lắng. Thậm chí nếu bạn có thói quen ăn quá nhanh, thì có thể sử dụng một chiếc muỗng (thìa) nhỏ thay vì đũa, hoặc thay phiên nhau bằng cách sử dụng thìa và đũa, như thế có muốn mau chóng cũng không được.
Ông cha ta dạy “nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”, hẳn cũng phải là không có cơ sở.
5. ít uống thuốc và tập luyện nhiều hơn
Bạn có thể hào phóng thế nào cũng được, nhưng đối với việc uống thuốc lại nên “keo kiệt” một chút. Với những bệnh lặt vặt như cảm mạo đừng tùy tiện dùng thuốc mà để cơ thể tự đề kháng với virus. Điều này không những tiết kiệm được tiền thuốc mà còn hỗ trợ hệ miễn dịch cơ thể về sau, bởi “khổ tận cam lai”, trong khi đó việc lạm dụng thuốc khiến bệnh dễ tái phát trở lại.
Những người lớn tuổi cũng nên tuân theo nguyên tắc “tuổi thêm lượng giảm”, 60 tuổi trở lên, liều lượng tương đương với 3/4 liều người lớn, không nên tự ý tăng liều, và tại cùng một thời điểm chỉ có thể uống 4 loại thuốc bệnh.
6. Đi xe ít, đi bộ nhiều
Một nghiên cứu cho thấy rằng ngày càng có nhiều chủ sở hữu xe, khoảng 25% người đã mất thói quen đi bộ. Nghiên cứu cho thấy những người lái xe cả ngày so với người hay đi bộ, có thời gian bị bệnh thường kéo dài gấp 2 lần. Người hiện đại lấy cớ công việc bề bộn trốn tránh vận động, trên thực tế, trong 30 phút tập thể dục (chẳng hạn như đi bộ nhanh) mỗi ngày, hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả cao hơn.
7. Ít ham muốn và chia sẻ nhiều hơn
Bình thường không ngại giúp đỡ người khác, chỉ hành động thiện lành nho nhỏ cũng có thể giúp bạn cảm nhận được ý nghĩa giá trị sinh tồn của bản thân đối với xã hội, mang lại sự thỏa mãn về tình cảm, rắc rối tự nhiên biến mất.
Mặt khác, khi chia sẻ cho người khác món ngon, bạn còn kiểm soát được lượng calo của mình, lòng tốt khiến bạn rời khỏi ghế để mang thức ăn hay đồ vật cho bạn bè, đồng nghiệp. Kết quả là, không những cơ thể không tích mỡ mà biết đâu còn kiếm được nhân duyên tốt.
Một công đôi việc như vậy sao còn không thuận tay mà làm chút việc tốt nhỉ.
8. Lo ít, cười nhiều
Quá coi trọng vị trí, luôn luôn nghĩ về tiền, chuyển nhà, chiếc tủ không phù hợp căn phòng, không mở mày mở mặt, và bận tâm chăm non con cái… lo lắng luôn treo trước khuôn mặt của tất cả mọi người. Tại sao không thử một thái độ khác: vừa cười vừa giải quyết khó khăn?
Trẻ nhỏ 4 tuổi cách 4 phút sẽ cười một lần, người trưởng thành cũng nên mỗi tiếng đồng hồ đều cười một cái. Cười không chỉ có thể nâng cao chức năng phổi, mà còn giúp bạn giảm cân, để trái tim thoải mái.
Có thể lấy một số ví dụ trong cùng 1 khoảng thời gian 15 phút đối với một số hoạt động như: Đi xe đạp tiêu tốn 273 calo; Đi bộ tiêu tốn 171 calo; Trượt tuyết tiêu tốn 102 calo; Làm vườn tiêu tốn 68 calo; Lái xe tiêu tốn 34 calo; Typing trên máy tính tiêu tốn 25 calo.
Hãy để nụ cười như ánh sáng mặt trời soi sáng cuộc sống của bạn, đồng thời cũng để trái tim “ấm áp”.
Cười 15 phút đốt cháy 40 calo, hơn hẳn việc lái xe hay ngồi bàn máy tính. Nếu mỗi ngày đều cười, một năm có thể giảm ít nhất 1,8 kg trọng lượng cơ thể.
9. Nói ít, làm nhiều
Cả ngày phàn nàn thể trọng bản thân không hạ xuống, bụng bia dần dần hở ra, tốt hơn là sử dụng thời gian để hành động! Nếu không, bạn mãi mãi chỉ có thể nhìn thấy vóc dáng khỏe đẹp của người khác mà tức giận tự trách mình.
Từ hôm nay trở đi, mỗi ngày cố gắng từ bỏ một cái thói quen xấu, như vậy bảo đảm bạn chứa đựng thêm một phần khỏe mạnh.
Nhẫn Đông dịch từ Letu.life