Đằng sau những “em bé 7 tỷ” của thế giới
Cô bé Baby Nargis tới từ ngôi làng Mall ở phía bắc Ấn Độ chỉ là 1 trong 7 em bé đang “tranh giành” vị trí thứ 7 tỷ trên thế giới.
Việc dân số thế giới cán mốc 7 tỷ người được xem là một dấu ấn quan trọng đối với nhân loại. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi Liên Hợp Quốc tuyên bố, 1 em bé tới từ Philippines đã trở thành em bé thứ 7 tỷ, nhiều người đã phản đối quyết liệt. Trong số họ, có một cặp vợ chồng ở Anh và một cặp vợ chồng khác ở Ấn Độ, bởi họ tin rằng con của họ mới là người thứ 7 tỷ.
Dưới đây là những em bé đang cùng “tranh giành” vị trí thứ 7 tỷ trên thế giới và câu chuyện đằng sau một trong số các thiên thần nhỏ ấy:
Bé gái Danica May Camacho ở Philippines và mẹ |
Camacho và cha |
Bà Yasmin Karim và cậu con trai Peter Bashir ở London (Anh). |
Bà Marina Nikolaeva và cậu con trai Pyotr ở Nga |
George Doikas và mẹ ở Hi Lạp |
Bé Baby Nargis ở Ấn Độ |
Cô bé Baby Nargis vừa ra đời vào lúc 7h 25 (theo giờ địa phương) tức khoảng 1h 55 (theo giờ quốc tế) tại ngôi làng Mall ở phía bắc Ấn Độ. Trong một sự kiện được tổ chức ở ngoại ô Lucknow – thủ phủ của bang Uttar Pradesh, bang đông dân nhất tại Ấn Độ, chính quyền địa phương đã trao giấy khai sinh cho cô bé “7 tỷ” này. |
Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 800.000 bé gái bị tước đoạt mạng sống ngay khi còn trong bụng mẹ do tục “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tư tưởng của nhiều người. |
Hàng năm, chỉ riêng Ấn Độ đã có khoảng 500.000 trường hợp phá thai do chọn lọc giới tính. Chính phủ nước này đã phải ban hành một đạo luật cấm sử dụng công nghệ để xác định giới tính thai nhi và cấm việc phá thai do lựa chọn giới tính, tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có nhiều biến chuyển. |
Khoảng 7 triệu bé gái đã không được ra đời do việc lựa chọn giới tính ở Ấn Độ và con số này đang không ngừng tăng lên. |
Tại một số vùng nông thôn ở Ấn Độ, sự chênh lệnh giữa tỷ lệ nam nữ đã vọt lên ở mức báo động. Baghpat ở Uttar Pradesh hiện tại chỉ có 837 bé gái trên tổng số 1 nghìn bé trai ở độ tuổi dưới 6. |
Tại nhiều quốc gia ở châu Á, phái mạnh mới được xem là “tài sản” lớn nhất của mỗi gia đình, còn phái đẹp thường chỉ bị xem là gánh nặng. |
Phụ nữ thường ít chia sẻ về sức khoẻ sinh sản của họ. Nhiều phụ nữ tin rằng giá trị xã hội của họ được hình thành bắt nguồn từ số lượng con trai họ sinh ra. |
Ramvati, bà mẹ của 7 cô con gái thường bị dân chúng trong làng thương hại do chẳng có con trai. Người ta thậm chí còn xúi bà tới gặp các thầy lang để “chữa trị” sao cho có thể sinh được con trai thì thôi. |
Hậu quả xã hội của việc “sính” con trai hơn con gái đang dần trở nên rõ rệt khi mà nhiều đấng nam nhi như Kanwarpal mặc dù đã rất cố gắng, nhưng có lẽ sắp phải từ bỏ hi vọng lấy được vợ. |
Anh Dablu ở Uttar Pradesh đã phải đi bộ gần 500 km tới Chhattisgarh mới có thể kết hôn được với cô gái Sandhya nhờ các bà mối ở địa phương. Các cô dâu ở những vùng hẻo lánh như vậy thường tới từ những gia đình rất nghèo khổ. |
Thay đổi những niềm tin, những tư tưởng đã hằn sâu cả thế kỉ nay là thách thức lớn và là điều không hề dễ dàng, bởi nhiều người vẫn chưa thấy được hậu quả của sự chênh lệch tỷ lệ giữa nam và nữ đang ngày càng mở rộng.
|
Để người dân ở đây thực hiện kế hoạch hoá gia đình, người ta đã phải sử dụng tới các phương pháp sáng tạo như những trò chơi, bài hát, các bộ phim để tuyên truyền cho họ. |
Để thay đổi nhận thức của người dân ở các vùng hẻo lánh, người ta bắt đầu giáo dục về sức khoẻ, giới tính cho các thiếu nữ. |
M.Q