10 vụ siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử

23/10/11, 16:06 Tin Tổng Hợp

Dưới đây là điểm qua những lần siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử.

1. Đức (1921 – 1923)

Nước Đức rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lê tới 29.500%. Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ ra 4.200 tỷ mác (papiermark) để đổi lấy 1 USD.

Trong những năm 1920, người Đức đã phải dùng đến củi và than để thay để cho đồng mác đã bị mất giá thảm hại do lạm phát. Lúc đó, dùng tiền để đốt thậm chí còn rẻ hơn so với củi và than.

Ban đầu, người ta cho rằng nguyên nhân của cuộc siêu lạm phát này là việc chính phủ Đức in quá nhiều tiền để chi tiêu cho chiến tranh. Nhưng nguyên nhân thực sự đã được hé lộ vài năm sau. Đó là chính phủ Đức quyết định vay mượn để chi trả chiến tranh. Năm 1919, giá cả gần như đã tăng gấp đôi và nước Đức thất trận. Khoản tiền bồi thường sau chiến tranh được quy định trong Hiệp ước Versailles buộc Đức phải trả bằng vàng hay ngoại tệ tương ứng thay vì đồng mác. Để mua số ngoại tệ này, chính phủ Đức đã phải sử dụng đồng papiermark được đảm bảo bằng nợ chính phủ và vì vậy đã làm tăng tốc độ phá giá đồng tiền.

Tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn khi Đức không thể trả được các khoản nợ và quân đội Pháp và Bỉ đã chiếm thung lũng Ruhr vào tháng 1/1923 để đòi Đức phải trả bằng hiện vật. Sự việc này đã nhanh chóng đẩy nền kinh tế Đức rơi vào lạm phát phi mã.

Để thoát khỏi tình trạng này, chính phủ Đức đã lập một ngân hàng trung ương đặc biệt và phát hành loại tiền tệ mới, rentenmark với tỷ giá 4,2 rentenmark/USD và giảm bớt 12 số 0 trên tờ tiền papiermark. Đồng rentenmark đã giúp bình ổn kinh tế Đức một cách khá hiệu quả.

2. Hy Lạp (1943 – 1946)

Tháng 10/1944, tỷ lệ lạm phát hàng tháng của Hy Lạp lên tới 13.800% và hàng ngày là 10,9%.

Năm 1942, mệnh giá lớn nhất của đồng drachma Hy Lạp là 50.000, nhưng vào năm 1944, con số này là 100 nghìn tỷ. Chính phủ Hy Lạp đã phải định giá lại đơn vị tiền tệ của mình và đổi đồng drachma cũ sang đồng tiền mới với tỷ lệ 50 tỷ : 1.

Thế chiến thứ 2 đã đẩy Hy Lạp vào tình trạng nợ nần chồng chất bởi chính phủ nước này đã không ngừng in tiền để trang trải cho những khoản chi phí. Những cuộc chiếm đóng của Đức và Italy đã khiến nền kinh tế Hy Lạp đình trệ, khiến người dân mất lòng tin vào tiền tệ và thậm chí ngân hàng trung ương nước này còn phát hành đồng xu franc vàng.

Để chấm dứt lạm phát phi mã, năm 1953, Hy Lạp đã gia nhập hệ thống Bretton Woods. Tổ chức này giúp ổn định tỷ giá hối đoái, liên kết các loại tiền tệ quốc tế với đồng đôla Mỹ.

Năm 1946, nước Anh đề xuất kế hoạch bình ổn cho Hy Lạp, bao gồm tăng doanh thu từ việc bán hàng cứu trợ, điều chỉnh một số thuế suất đặc biệt, cải thiện phương pháp thu thuế và thành lập một Ủy ban tiền tệ để chịu trách nhiệm các vấn đề về tài chính. Vào đầu năm 1947, giá cả được bình ổn, niềm tin người tiêu dùng được phục hồi và thu nhập người dân được nâng cao. Khi đó, Hy Lạp chính thức thoát khỏi siêu lạm phát.

3. Hungary (1945 – 1946)

Tháng 7/1946, lạm phát hàng tháng tại Hungary là 4,19 x 10^16% và hàng ngày là 207%. Khi đó, tờ tiền mệnh giá lớn nhất tại nước này có tới 20 số 0. Tình hình trầm trọng đến nỗi chính phủ Hungary phải sử dụng một đơn vị tiền tệ đặc biệt được thiết kế cho trả thuế và bưu chính. Loại tiền này được điều chỉnh hằng ngày qua radio. Đồng pengo đã bị thay thế sau đó trong một lần tái định giá tiền, khi đó tổng giá trị của tất cả các tờ tiền Hungary đang được lưu thông ở nước này có giá trị chỉ bằng 1/1000 USD.

Chiến tranh chính là nguyên nhân của tình trạng lạm phát phi mã tại Hungary. Khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, nền kinh tế của Hungary đang rất yếu kém, nước này còn mạnh tay áp dụng những chính sách bao cấp cho khu vực kinh tế tư nhân, gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng. Để đáp ứng nhu cầu của ngân sách, tình trạng in tiền diễn ra ồ ạt.

Để giải quyết tình hình, chính phủ Hungary phải cho ra đời đơn vị tiền tệ mới – đồng forint – có thể quy đổi trực tiếp ra vàng và ra các ngoại tệ khác.

4. Trung Quốc (1948 – 1949)

Tháng 5/1949, tỷ lệ lạm phát tháng tại Trung Quốc là 2.178% và ngày là 11%. Khi đó, mệnh giá tiền tệ lớn nhất là 6 tỷ Nhân Dân Tệ.

Chính quyền dân tộc Trung Quốc nắm quyền kiếm soát các ngân hàng và không ngừng in tiền để chi trả cho cuộc chiến tranh với Nhật Bản và nội chiến chống lại lực lượng cộng sản của Mao Trạch Đông.

Để thoát khỏi lạm phát phi mã, Trung Quốc đã phải định giá lại tiền tệ, theo đó 1 đồng Nhân Dân Tệ mới tương đương với 10.000 của đồng Nhân Dân Tệ cũ.

5. Chile (1973 – 1975)

Thời điểm tháng 4/1974, lạm phát năm của Chile là 746,29%.

Nguyên nhân của tình trạng lạm phát này là việc tổng thống Salvador Allende đã quốc hữu hóa các công ty, mỏ dầu, đất động sản tư nhân nhằm thả nổi nền kinh tế. Việc hạ giá đồng escudos đã khiến nhu cầu đồng đôla tăng cao.

Chile chỉ thoát khỏi tình trạng này khi ông Augusto Pinochet lên nắm quyền. Ông cho bán các công ty quốc doanh và phát hành đồng peso mới.

6. Argentina (những năm 1980)

Năm 1989, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Argentina lên tới 12.000%. Khi đó, một peso của năm 1992 có giá trị tương đương 100 triệu peso trước năm 1983.

Nguyên nhân của tình trạng này là chính phủ nước này chìm trong các khoản nợ nước ngoài khổng lồ và hạ giá tiền tệ để tăng thặng dư thương mại.

Để thoát khỏi tình trạng này, chính phủ Argentina đã cố gắng cải tổ nền kinh tế với các chương trình như Primavera Plan. Tuy nhiên chương trình này đã không đem lại hiệu quả. Chỉ đến khi Argentina triển khai kế hoạch BB với các biện pháp ổn định kinh tế thì tình hình lạm phát tại nước này mới được kiểm soát.

7. Bolivia (1984 – 1985)

Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8/1985, lạm phát năm tại Bolivia đã lên tới đỉnh điểm với tỷ lệ 60.000%.

Không giống như hầu hết các trường hợp lạm phát của nước khác trong danh sách này, siêu lạm phát tại Bolivia không bắt nguồn từ chiến tranh. Tình hình chính trị bất ổn tại Bolivia thời điểm đó đã khiến cho công nghiệp của nước này suy sụp và các khoản nợ nước ngoài khổng lồ đã buộc chính phủ Bolivia liên tục in tiền.

Để chấm dứt tình trạng này, chính quyền tổng thống Victor-Paz Esonoro khi đó đã thực hiện nhiều cải cách tiền tệ và tài khóa và chính phủ cũng ngừng việc in tiền vô tội vạ. Chính quyền tăng nguồn thu ngân sách bằng cách mở rộng cơ sở thu thuế, tăng giá dầu các mặt hàng khác thuộc khu vực kinh tế nhà nước.

8. Nicaragua (1987 – 1990)

Vào cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, người dân Nicaragua thường nói rằng: họ đang sống trong một đất nước của những triệu phú. Chính phủ đã in những tờ tiền có mệnh giá tới 100 triệu cordobas. Năm 1987, tỷ lệ lạm phát của Nicaragua là trên 30.000%.

Những cuộc chiến của phe nổi dậy, suy giảm trong xuất khẩu nông nghiệp và cấm vận của Mỹ đã khiến cho tiền tệ của Nicaragua mất giá thảm hại so với đồng đôla Mỹ. Chính phủ nước này buộc phải in tiền với mệnh giá ngày một cao hơn.

Khi mâu thuẫn vũ trang chấm dứt và việc ông Violeta Chamorro thắng cử tổng thống năm 1990 và đưa ra những biện pháp cải tổ kinh tế, tình hình lạm phát phi mã tại Nicaragua mới được kiểm soát.

Tổng thống Chamorro đã có công thu hút đầu tư nước ngoài và tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Mỹ.

9. Nam Tư cũ (1989 – 1994)

Năm 1994, tỷ lệ lạm phát tháng tại Nam Tư (cũ) lên tới đỉnh điểm là 313.000.000% và lạm phát ngày là 64,6%. Chính phủ nước này đã phải in những tờ dinar với mệnh giá 500 tỷ. Trong toàn bộ thời kỳ lạm phát, ước tính giá cả tăng khoảng 5 triệu tỷ lần.

Nguyên nhân dẫn đến cuộc lạm phát này là những xung đột trong khu vực, khủng hoảng kinh tế, việc in tiền không kiểm soát và những chính sách quản lý kém hiệu quả của chính phủ Nam Tư. Tình hình lạm phát trở nên tồi tệ hơn khi Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp trừng phát với nước này khiến cho sản lượng sản xuất của nước này sụt giảm nghiêm trọng.

Để kiểm soát lạm phát, năm 1994, chính phủ Nam Tư đã phát hành đồng dinar mới với tỷ lệ 1,3 triệu dinar cũ: 1 dinar mới.

10. Zimbabwe (2000 – 2009)

Trong giai đoạn này, lạm phát tại Zimbabwe có lúc lên tới đỉnh điểm với tỷ lệ 516 x 10^18 %. Có thời điểm ngân hàng trung ương nước này phải in những tờ đôla Zimbabwean 100.000 tỷ để người tiêu dùng không phải mang theo cả bao tải tiền mặt khi đi mua sắm.

Tình trạng lạm phát phi mã nằm ngoài kiểm soát này của Zimbabwe  là do các chính sách của tổng thống Mugabe trong chi tiêu ngân sách chính phủ và do sự quản lý yếu kém của chính phủ Zimbabwe. Nhưng ông Mugabe lại đổ lỗi các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Ông cho rằng chính điều này đã gây ra tình hình kinh tế hỗn loạn tại Zimbabwe.

Năm 2009, chính phủ nước này đã từ bỏ đồng đôla Zimbabwe và cho phép sử dụng đồng rand của Nam Phi và đồng đôla Mỹ.

Ngọc Trang

Theo Business Insider

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?