Tranh chủ đề tra tấn của đệ tử Pháp Luân Công: “Xiên tăm tre”
Lời ban biên tập: Sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, các học viên là họa sĩ hy vọng rằng thông qua nghệ thuật, họ sẽ có thể triển hiện những trải nghiệm tuyệt vời khi tập luyện, chính niệm bất phá giúp các học viên trụ vững trước cuộc bức hại, sự kiên định vào Chân Thiện Nhẫn, và tín niệm rằng chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác.
* * * * *
[Chanhkien.org] Bức tranh này minh họa sinh động một trong những phương thức tra tấn mà cảnh sát Trung Quốc sử dụng đối với các học viên Pháp Luân Công: Xiên tăm tre. Cảnh sát Trung Quốc thường đâm dưới móng tay các học viên bằng những cái xiên tre để buộc họ từ bỏ Pháp Luân Công. Nạn nhân thường ngất xỉu trong khi bị tra tấn với sự đau đớn cực độ và chảy rất nhiều máu.
Có rất nhiều biến thể của phương thức tra tấn độc ác này. Cảnh sát có thể dùng búa đóng những xiên tre sắc nhọn vào dưới móng tay của người học viên thông qua đầu nhọn của xiên tre. Trong quá trình đóng, móng tay sẽ hoàn toàn bị tróc ra. Ban đầu, cảnh sát chỉ đóng xiên tre vào một ngón tay. Nếu người học viên vẫn không chịu khuất phục, cảnh sát sẽ đóng tiếp các xiên tre vào những ngón còn lại, cho đến khi đủ mười ngón. Trong một biến thể khác, cảnh sát kẹp đầu ngón tay của người học viên bằng một cái kìm hoặc một dụng cụ tra tấn ngón tay. Họ cũng đập lưng bàn tay người học viên bằng mặt bên của chiếc giày thể thao có đế cao su cứng, bằng búa, hay thậm chí bằng chiếc may khoan chạy điện.
Lời bình tại triển lãm tranh:
Chữ viết trên bức tường ở nền bức tranh là “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Đây là một thông điệp đầy ý nghĩa, trong đó Đại Pháp là cách nói của văn hóa Trung Quốc cổ xưa, chỉ con đường một người rèn luyện tâm tính để trở về bản nguyên tốt đẹp và thần thánh. Tại Trung Quốc, nơi chủ nghĩa vô thần được áp đặt, những niềm tin này bị cho là xấu.
Một cánh tay của người học viên bị bẻ quặt ra sau lưng, trong khi tay kia bị trói vào ghế và những chiếc tăm tre được xiên dưới móng tay anh. Tại sao anh vẫn bình thản mà không đánh trả hay la lên? Đó là vì chữ Chân đã cho anh sự can đảm, chữ Thiện đã khiến trái tim anh hoàn toàn vô ngã, và chữ Nhẫn đã cho anh sức mạnh nội tâm để chịu đựng.
Nét mặt kiên định bất động của anh dường như đã khiến một người cảnh sát thay đổi thái độ, người ở bên phải đang nhìn thẳng vào anh.
Bài liên quan: