Nghẹn lòng với bát cơm trắng của HS Suối Giàng

03/10/11, 19:47 Tin Tổng Hợp

“Mình biết nước ta nghèo… Nhưng có nghèo đến thế
không?” – ông Trần Đăng Tuấn đặt ra câu hỏi trong bài viết mở đầu blog cá nhân của mình, sau
chuyến đi thăm các học sinh ở Suối Giàng, thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Bài viết của nguyên Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam  sau đó được chia sẻ nhanh chóng trên nhiều trang mạng.

Ông Tuấn kể lại bữa cơm đạm bạc (đúng
theo mọi nghĩa của từ này) của học sinh nội trú xã Suối Giàng.

Bữa cơm của 80 học sinh nội trú ở đây gồm có một nồi cơm khoảng 13-14 kg gạo.
Như vậy, mỗi học sinh sẽ được ăn 1,75 lạng gạo mỗi bữa, tương đương với 2 bát
cơm.

Tuy nhiên, bữa cơm này cũng chỉ có cơm và canh rau.

“Bây giờ mới nhìn ra chỗ tôi tối có mấy bó rau cải bé tẹo, mà lại đã úa vàng
một nửa . Không hiểu canh nấu với gì, vì mắm muối giấu ở đâu, chứ không có trong
bếp” – ông Tuấn kể.

Khi hỏi người nấu bếp cho các học sinh này, ông Tuấn mới biết, các học sinh
này hầu như không được biết mùi thịt cá bao giờ. Bởi “bao giờ bố mẹ đóng thêm
tiền thì mua cho ăn một bữa có thịt”.

Bình quân, tiền thực phẩm cho các em là 1 ngàn đồng/ngày (trừ gạo).

“Sống thì chắc được thôi , nhưng mình nghĩ học khó vào lắm
– ông
Trần Đăng Tuấn


Cả trường tiểu học có 80 học sinh nội trú, nhưng không được hưởng chế độ hỗ
trợ vì vẫn còn thiếu 20 em nữa mới đúng quy định. Do đó, các học sinh này đều do
bố mẹ góp tiền vào gạo để nuôi. Mỗi tuần, các em nhận được 2kg gạo và 5 ngàn
đồng tiền thức ăn.

“Đó là bữa ăn trưa cho 80 mầm non của đất nước vào ngày 22 tháng 9 năm 2011.
Tức là khi đất nước đã bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21. Là sau một năm
tưng bừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, là năm đầu của nhiệm kỳ Đại Hội 11” – ông
Tuấn viết.

Bên khu nội trú của trường trung học – theo miêu tả của ông Tuấn – thì còn
“tuềnh toàng hơn nhiều”.


Bếp lửa ở Suối Giàng

Trong gian bếp của trường cũng có 2 nồi nấu, một nồi cơm và nồi canh bí.

“Mình tò mò cúi hẳn xuống nhìn, thấy mấy miếng xanh xanh cứ nhảy lộn tùng
phèo trong đó ( lửa rất to, ở đây không thiếu củi). Hình như cũng có ít váng
mỡ”.

Bữa cơm của 45 học sinh cấp hai ở đây còn có chút vị cá khô. Tiêu chuẩn của
các em là 5 ngàn đồng/ tuần. (Ở thành phố lớn, số tiền này chỉ đủ một lần gửi xe
máy – PV).

Mỗi tuần các em được ăn thịt 1 lần.

Sở dĩ các em này có bữa ăn “tươm tất” hơn các em cấp 1 và mầm non là vì các
cô giáo còn bớt tiền lương của mình cộng với tiền bố mẹ các em góp, mua thức ăn
cho các em.

“Cụ thể là: Mua dưới chợ 1 kg loại thịt rẻ nhất, rồi kho lẫn với đậu phụ (cái
này mình biết rồi , hôm ở gần Mèo Vạc mình cũng nhìn trẻ con trường nội trú ăn
cơm, thấy chúng nó ăn cái món gì cứ trắng trắng, mình cầm bát lên nhìn kỹ, thì
ra là đậu phụ màu trắng có lẫn thịt mỡ bèo nhèo, cũng màu trắng, cái bát nhôm
méo cũng trăng trắng nữa, hóa ra một món màu sắc như vậy. Hôm đó các thày cô
giáo nói thật là có khách đến thăm nên mới thêm món đó, chứ theo lịch thì chưa
đến ngày có món ăn mặn)” – ông Tuấn viết.

Theo nhẩm tính của ông Tuấn thì bình quân mỗi ngày các em học sinh ở đây có 2
ngàn đồng tiền thực phẩm (gấp đôi các em học sinh lớp 1).

Trong khi đó, cách đây 6-7 năm, chương trình Nối vòng tay lớn cũng phản ánh
về bữa cơm của học sinh Tây Bắc.

XEM THÊM

Nhà neo người, chồng hay phải đi rừng dài ngày, cô giáo Thuận nhiều lúc vừa phải dạy học kiêm luôn trông cậu con trai 4 tuổi.

Chiếc lán sơ sài lạnh tê tái vào mùa đông, lũ luôn rình rập vào mùa
mưa. 6 học sinh thuê với giá rẻ như không, 100.000 đồng mỗi học kỳ.


Biên tập viên Mỹ Linh nói rằng “chỉ cần 2 ngàn đồng/ngày cho mỗi đứa bé thôi
thì hàng ngày bữa ăn có màu sắc hơn, chứ bây giờ chỉ thấy có màu trắng của cơm
và trắng của măng nấu muối….”

Ông Tuấn viết rằng, đến Suối Giàng vẫn là con số 2 ngàn đồng để có được bữa
cơm có chút thịt, “nhưng vẫn chưa có được cái hai ngàn ấy. Mà hai ngàn đồng cách
đây 7 năm to hơn 2 ngàn đồng bây giờ  lắm chứ”.

Ông Tuấn tính thêm, để có một bữa thịt kho đậu phụ, thì sẽ cần 2kg thịt cho
80 em cấp 1, 1kg thịt cho các em cấp hai. Cộng cả tiền đậu phụ thì mất khoảng
300 ngàn/ ngày. Vị chi, mỗi tháng là 9 triệu đồng, mỗi năm là 108 triệu.

“Nếu cả hai bữa có thịt trong ngày thì cần gấp đôi : 18 triệu/ tháng, hay 216
triệu/ năm.

Nếu cứ như thế 10 năm, để 125 đứa học sinh này ngày nào cũng có món thịt kho
kèm đậu phụ (chắc chắn học sinh được ăn cơm với tý thịt khác với học sinh chỉ ăn
cơm với món canh loãng , vì tuổi ấy, chúng nó cần đạm lắm để phát triển não),
cần có từ một tỷ hai đến trên hai tỷ bốn trăm triệu. Với bằng ấy tiền, 125 đứa
trẻ con được ăn có đạm trong cả mười năm!”

Ông Tuấn cho rằng: “Với từng cá nhân thì đó là món tiền lớn rồi. Nhưng để có
125 đứa trẻ khỏe khoắn, đầu óc
sáng láng…thì thêm số tiền đó có gọi được là nhiều không? 10 năm cơ mà, sau 10
năm, cả một thời đại công nghệ mới đã thay thế cái cũ trên thế giới này. Trong
10 năm ấy, ở chỗ này, nếu có từ 1 đến 2 tỷ  – giúp được trên 100 đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh hơn, thông minh hơn để
bước vào thời đại đó”.

Cũng bắt đầu từ câu chuyện này, ông Tuấn nghĩ đến một dự án “9 triệu”/ tháng
để các em học sinh có thể được ăn thịt.

Câu chuyện khiến ông Tuấn thấy ấm lòng nhất là việc các Đảng viên đóng góp
mức ở mức nhiều hơn vào bữa ăn của các em.

“Quả thật, đã lâu lắm rồi, mình hiếm khi nghe được một điều đẹp đẽ như vậy về
Đảng viên. Mà không phải nghe từ một diễn đàn hay khung cảnh hoành tráng nào. Mà
nghe thì tin ngay. Nghe mà thấy lòng đỡ lạnh.” – ông Tuấn ghi.

Thu Lượng Ghi lại

Trích thư của thầy giáo Hà Việt Thành, trường THCS Suối Giàng

Cho đến hôm nay 26/9/2011 bằng tình thương yêu, chung
tay góp sức chúng cháu đã nhận được 9 triệu đồng từ
bác cùng các nhà hảo tâm,
cùng các thầy giáo, cô giáo xã Suối Giàng để chung tay góp sức lo cho bữa ăn, lo
sách vở, chăn màn, quần áo ấm cho các cháu học sinh bán trú vùng cao xã Suối
Giàng đã bớt đi một phần khó khăn thiếu thốn.

Cháu cùng các thầy cô giáo, cùng
các cháu học sinh bán trú xã Suối Giàng vô cùng cảm ơn bác cùng các nhà hảo tâm
đã động viên giúp đỡ bằng vật chất, bằng tinh thần một cách thiết thực nhất dành
cho các cháu học sinh bán trú vùng cao xã Suối Giàng. Cháu cùng các thầy giáo, cô
giáo xin hứa sẽ nghiêm túc triển khai và thực hiện ngay tới bữa ăn, chăm lo cuộc
sống hàng ngày cho các cháu học sinh bán trú để các cháu thực sự ấm, no yên tâm
học tập.

Vâng chúng cháu luôn mong muốn và tin tưởng vào tình cảm của các
bác,
của những tấm lòng vàng sẽ thường xuyên đến với các cháu học sinh bán trú vùng
cao xã Suối Giàng, vậy là mùa đông này đã có thêm thật nhiều những tấm lòng vàng
sưởi ấm thêm cho các cháu học sinh bán trú vùng cao xã Suối Giàng thêm ấm lòng,
yên tâm học tập.

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?