Vén bức màn văn minh tiền sử: (Phần 1) Tranh vẽ trong hang đá thời tiền sử.
Khi người ta nghĩ về những bức tranh trong hang đá của người tiền sử, hầu hết đều có ấn tượng rằng họ là một nhóm những người nguyên thủy dùng lá cây để che thân và ngồi quanh một đống lửa sau khi săn bắn.
Họ nghĩ rằng những người này có thể vẽ lên bờ vách của hang đá như là cách ghi lại việc săn bắn trong ngày. Nhiều bức bích họa đá được phát hiện có vẽ cảnh đi săn của người tiền sử, người nguyên thủy và động vật. Những bức họa này được vẽ bằng những nét rất đơn giản.
Điều này có thể là một sự mô tả chấp nhận được đối với một số bức tranh trong hang đá. Tuy nhiên, các bức bích họa dưới đây dường như nằm ngoài phạm vi này.
Đây là một bức bích họa vẽ hình một con bò rừng được tìm thấy trong một hang đá tại Altamira, miền Bắc Tây Ban Nha. Người họa sĩ đã sử dụng bốn loại màu làm từ khoáng chất, loại màu không bị phai, và bức tranh trông vẫn tươi sáng dù đã trải qua 16.000 năm. Màu vẽ chứa sắt đã được sử dụng làm màu đỏ, vàng và nâu, trong khi hỗn hợp màu đen là ma-gê đi-ô-xít. Dường như những người thời đó đã sở hữu các kỹ năng vẽ tranh và tô màu thật tuyệt vời, cũng như họ đã có dụng cụ vẽ và tô màu tiên tiến.
Bức bích họa một con bò rừng được tìm thấy trong hang đá tại Altamira, miền Bắc Tây Ban Nha. Nguồn: M. Burkitt, Thời kỳ đồ đá cũ (1955)
Hang đá nằm tại vùng La Marche của nước Pháp đã được khám phá ra năm 1937 bởi Leon Pencard, một khoa học gia nghiệp dư người Pháp, và Sthane Lwoff, một nhà cổ sinh vật học. Họ đã mất 5 năm đào bới chiếc hang và đã tìm thấy hơn 1.500 mẩu đá đen có tranh vẽ khắc trên đó.
Những hình ảnh này rất khó để hiểu được. Thỉnh thoảng, một số vật thể trong bức tranh có thể chèn lên nhau. Tuy nhiên, trong con mắt của những nhà khảo cổ, các bức tranh này mang theo ý nghĩa đặc biệt. Ở trong hang La Marche, bạn có thể tìm thấy các bức vẽ sư tử, gấu, nai, ngựa và 155 bức chân dung người tuyệt đẹp.
Thực sự rất khó để liên tưởng những người trong bức chân dung với người nguyên thủy, bởi vì có sự tương đồng đến kinh ngạc giữa người đàn ông trong bức chân dung thời cổ đại và con người hiện đại. Trong cuốn sách mang tựa đề Human Iconography of the Magdalenian (Mô tả người Magdalenian), xuất bản năm 1940, Leon Pencard đã mô tả chi tiết chân dung người được khắc trên miếng đá đen mà ông tìm thấy [1]. Tuy nhiên, do phong cách nghệ thuật được sử dụng trong những bức họa đá này rất tương đồng với nghệ thuật hiện đại, người ta đã nhảy ngay sang kết luận rằng những bức bích họa này được làm bởi các họa sĩ hiện đại chứ không phải người tiền sử. Phải đến 60 năm sau khám phá đầu tiên này, các nhà khảo cổ mới bắt đầu xem xét lại ý tưởng này.
Trang bìa cuốn sách Human Iconography of the Magdalenian. Nền văn hóa Magdalenian là chỉ văn hóa tiền sử tại Pháp thời kỳ 10.000-15.000 năm trước Công nguyên.
Một bức bích họa đá vẽ một người đàn ông đội mũ. Đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật tiền sử trong cuốn sách Human Iconography of the Magdalenian.
Khía cạnh đáng ngạc nhiên nhất của những bức chân dung này là người đàn ông trong tranh không quá khác so với con người ngày nay. Khám phá này là đối lập hẳn với hình ảnh tưởng tượng của chúng ta về con người nguyên thủy mang hình dáng vượn. Người đàn ông trong bức bích họa đá mặc trang phục tương tự người phương Tây thời Trung Cổ hay Hiện Đại. Người đàn ông trong bức tranh thứ 3 là một ví dụ tốt.
Xue Jing
Theo chanhkien.org