“50 phút vĩnh hằng” – Câu chuyện chân thực sẽ trở thành huyền thoại của tương lai
Câu chuyện mà bộ phim muốn đưa đến quý độc giả là một điều gì đó vượt qua mọi cám dỗ của thế tục. Đó không phải tình yêu, không phải nhiệt huyết, mà là sự bền bỉ trong vô vọng để hướng tới điều cao cả hơn hết thảy.
Bao nhiêu người trong chúng ta tin tưởng vào một điều gì đó ngay chính – mà người ấy sẵn sàng rũ bỏ mọi thứ để hướng đến nó? Chúng tôi đoan chắc rằng con người sinh ra chính là để tìm kiếm một điều như vậy, và người chỉ cho chúng ta điều đó – hẳn là người Thầy vĩ đại nhất trên cõi đời này. Nếu như bạn cảm thấy lạc lõng trên con đường nhân sinh của mình, thì hẳn là bạn vẫn chưa tìm thấy điều quan trọng nhất ấy. Vậy thì hãy tạm nghỉ chân và lắng nghe câu chuyện của họ – câu chuyện về những con người đã xả bỏ thân mệnh, hạnh phúc cá nhân để chứng minh cho điều mà họ tin tưởng.
“Cần biết rằng một khi người ta hiểu biết được chân lý và ý nghĩa chân chính của cuộc đời, thì xả bỏ thân mệnh vì điều đó cũng không luyến tiếc.”, người Thầy vĩ đại của họ đã nói như vậy.
Câu chuyện mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý độc giả là bộ phim điện ảnh mang tên “50 phút vĩnh hằng”. Đó ắt là một câu chuyện – sự kiện trung thực của những người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc, họ đã đánh đổi mạng sống của mình để chiếm sóng truyền hình địa phương trong 50 phút để truyền tải sự thật về chính họ, và đức tin của họ đến người dân ở đó đang bị đầu độc bởi tuyên truyền dối trá. Người sống sót duy nhất trong nhóm của họ – anh Kim Học Triết đã tham gia vào đoàn làm phim để sống lại sự kiện lịch sử này: “Đã 18 năm qua rồi, mặc dù những người cùng tôi năm đó đã ra đi nhưng tôi sẽ tiếp nối con đường của họ để cả thế giới đều biết được sự thật”, anh Kim chia sẻ.
Bối cảnh bộ phim
Tháng 7/1999, chính quyền Trung Quốc do Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm quyền đã tiến hành cuộc đàn áp dữ dội lên cộng đồng tu luyện Pháp Luân Công trên toàn nước này vì mục đích chính trị lẫn mục đích cá nhân của Tổng bí thư ĐCSTQ bấy giờ là Giang Trạch Dân.
Cuộc đàn áp gặp trở ngại rất lớn vì nhiều lý do, mà một trong số đó là người dân ở các giai tầng không nguyện ý, thậm chí đại đa số có thiện cảm với Pháp Luân Công. Để chiếm lấy sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, ĐCSTQ đã dựng lên màn kịch những người tu luyện tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn vào đúng dịp Tết Nguyên Đán năm 2001. Trong số đó có cả bé gái mới 12 tuổi. Màn kịch đã rất thành công khiến người Trung Quốc phải thay đổi thái độ của mình. Họ xa lánh, nghi ngại, thậm chí là căm ghét Pháp Luân Công, đẩy những người kiên trì tu luyện Pháp Luân Công vào cảnh bị “tránh như tránh tà”.
Một nhóm các học viên Pháp Luân Công đứng trước bối cảnh ấy, bởi nhân duyên giữa họ đã tự tụ hợp lại với nhau. Mùa xuân năm 2002, họ đã thực hiện một cuộc chèn sóng truyền hình tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm để vạch rõ sự thật rằng cuộc tự thiêu là một màn kịch được dựng lên bởi chính quyền. Sau khi thực hiện, hầu hết những người tham gia sự kiện ấy đều đã bị giết chết.
Ảnh hưởng quốc tế
Năm 2007, Quỹ Nhân quyền Châu Á Thái Bình Dương tại Lễ trao giải Nhân Quyền năm 2007 đã trao giải thưởng Fidelity Vindicator cho anh Lưu Thành Quân, một thành viên trong nhóm trên.
Được biết, tên Trung Quốc của giải thưởng, dịch trực tiếp là: “Đan tâm chiếu hãn thanh” (Tấm lòng trung nghĩa chiếu rọi sử xanh). Câu này bắt nguồn từ bài thơ nổi tiếng của một anh hùng dân tộc Trung Hoa thời Nam Tống tên là Văn Thiên Tường. Bài thơ có câu: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (Đời người ai mà không chết, giữ lấy tấm lòng son chiếu rọi sử xanh).
Hằng năm, học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đều thực hiện diễu hành tưởng niệm những đồng môn đã khuất trong sự kiện ấy. Đây là một phần trong những hoạt động của họ nhằm đưa chân tướng về cuộc bức hại đến thế giới, cảnh báo thế giới về bản chất tà ác của ĐCSTQ.
Hậu trường
Chia sẻ của anh Kim Học Triết (người hỗ trợ nội dung, kỹ thuật và thủ vai của chính mình trong phim) về quá trình làm phim trên trang Minh Huệ như sau:
“Tôi là người duy nhất sống sót sau sự kiện đó. Sau khi ĐCSTQ tiến hành trả đũa, tất cả những người khác đều đã bị bắt và trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Chúng tôi đã làm điều đó ở Trường Xuân, đó là nơi mà Pháp Luân Công, một môn tu luyện cổ xưa của Phật gia, lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng. Vào ngày 5 tháng 3 năm 2002, khoảng một triệu người dân ở Trường Xuân đã được xem những chương trình của Pháp Luân Công phát sóng. Bởi vì ĐCSTQ kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông, việc chiếm sóng truyền hình cáp là một trong rất ít lựa chọn hiệu quả để chúng tôi cho người dân Trung Quốc biết được chân tướng.
Năm ngoái tôi đã được vinh dự tham gia làm một bộ phim về những học viên Pháp Luân Công dũng cảm đó và những gì mà họ đã làm.
Khi hãng phim New Realm Studios mời tôi đến Canada, tôi rất vui và ngạc nhiên nhưng cũng có chút do dự. Sau khi suy xét nhiều lần, tôi quyết định rằng mình nên đi. Tuy nhiên, đơn xin thị thực trực tuyến đến Canada của tôi đã không được nộp được. Mặc dù tôi đã kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần, nhưng việc gửi vẫn không thành công. Tôi bắt đầu hướng nội: Mình có một tâm thuần tịnh để đến Canada không hay là tôi vẫn có tâm lý hiển thị?
Sau khi tìm ra chấp trước và thanh lý chúng, đơn xin visa của tôi đã được thông qua. Tôi đã đặt vé khứ hồi đến Canada vào ngày 30 tháng 9 và trở về ngày 18 tháng 10 năm 2019.
Vào thời điểm tôi tham gia cùng họ, đoàn phim đã quay được bảy ngày. Đó là một đội ngũ những người tu luyện tuyệt vời. Chúng tôi đã làm ba việc mà Sư phụ yêu cầu chúng tôi phải làm cùng nhau: học Pháp, luyện công, phát chính niệm và giảng chân tướng (bằng cách làm phim).
Tôi cảm giác như được trở lại những ngày đầu mới tu luyện Pháp Luân Công, tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng, thăng hoa trong khi không ngừng học hỏi.
Mọi người đều cố gắng hết sức mình. Có nhiều ngày mà chúng tôi phải quay đến tận 2 giờ sáng, trong khi đó đội hỗ trợ ở lại cả đêm để chuẩn bị cho việc quay ngày hôm sau. Mọi người đã phối hợp tốt. Đạo diễn và nhà sản xuất giám sát chất lượng và thường quay đi quay lại cùng một cảnh để có hiệu quả tốt nhất.
Học viên đóng vai Lưu Thành Quân nói với tôi: “Mỗi khi tôi cảm thấy mệt mỏi hoặc mọi thứ trở nên khó khăn, thì tôi lại nghĩ về những học viên đã hy sinh mạng sống của mình, và khi đó mọi khó khăn mệt mỏi liền biến mất.”
Nhờ nỗ lực của tất cả mọi người, chúng tôi quay xong bộ phim chỉ trong 23 ngày. Công việc chính của tôi là nhớ lại và cung cấp các chi tiết kỹ thuật của sự kiện có thật, nhưng đạo diễn cũng sắp xếp để tôi đóng vai chính mình trong phim. Vì ê-kíp thiếu người có tay nghề nên tôi cũng được giao làm đạo cụ.
Tôi đã mô tả cách chiếm tín hiệu truyền hình cáp và cách leo lên cột điện. Đạo diễn đã điều chỉnh cảnh quay dựa trên thông tin của tôi để làm cho nó thực tế hơn. Việc tạo ra các đạo cụ phát sóng VCD khá thử thách, nhưng với nhiều “sự trùng hợp ngẫu nhiên”, chúng tôi đã làm được.
Thứ đầu tiên chúng tôi phải chế tạo là bộ khuếch đại tín hiệu truyền hình cáp. Tổ đạo cụ đã tạo ra nó dựa trên mô tả của tôi. Sau đó, chúng tôi cần dây cáp, một đầu đĩa VCD cũ và một máy biến áp điện, nhưng chúng tôi không có cái nào. Tôi tự nhủ: “Sao chúng ta chẳng có cái gì cả thế nhỉ?”
Tôi nhận ra rằng điều này cho thấy tâm hay phàn nàn của tôi về mọi thứ. Sau khi tôi thanh lý nó, một học viên nói rằng anh ấy sẽ kiểm tra lại với trạm tái chế nơi anh ấy từng làm việc. Anh ấy đã gọi nhưng được thông báo rằng họ không có cái đầu đĩa VCD cũ nào. Tôi quyết định đến đó và xem xét. Chuyến đi đã có kết quả. Chúng tôi tìm thấy một cái máy biến áp, kẹp dây cáp, dây VCD và dây cáp tương tự như cáp chính.
Sau khi tôi mô tả nó, chuyên gia đạo cụ đã nhanh chóng tạo ra cáp chính từ bản sao. Anh ấy cũng tìm thấy một bản sao cho dây nối dài từ cáp chính dựa trên gợi ý của một học viên khác.
Chúng tôi không thể tìm thấy đầu phát VCD loại to cũ, nên đành sử dụng một đầu phát nhỏ hơn. Một học viên đã làm giá đỡ cho máy biến áp, nhẹ hơn nhiều để giữ trong quá trình quay phim. Một học viên khác đã tạo ra bộ dây móc bảo hộ của thợ sửa đường dây cáp.
Khi chúng tôi quay phim trên thực địa, tôi nhìn thấy hai cái điện trở trên một cột điện bỏ hoang. Tôi nhờ người quay phim dùng cái cẩu của anh ta để hạ nó xuống. Chúng tôi cần dùng đến nó trên cột điện.
Tạo hình một cây cột điện cũng mất khá nhiều công sức. Người thợ mộc của chúng tôi đã làm một cái cột bằng đinh tán. Các học viên khác và tôi đã đánh giấy ráp để cho nó được tròn trịa. Việc đó rất mất nhiều công sức. Khi hoàn thành, người tôi đã hoàn toàn bao phủ trong mùn cưa. Sau đó, học viên họa sĩ bôi bột trét và sơn nó, và cây cột đã sẵn sàng.
Thứ tiếp theo là cáp điện cao thế trên cột. Ở Trung Quốc, loại cáp đó là cáp trần. Chúng tôi không thể tìm thấy loại dây đó. Tôi phải bình tâm xuống và quyết định gạt nó sang một bên.
Sau đó, tôi bắt đầu nhiệm vụ tiếp theo là kết nối đầu phát VCD với dây dẫn. Tôi đã cắt một đoạn từ dây VCD trước đó nhưng vô tình làm nó bị đứt. Tôi biết vẫn còn một số dây VCD, nhưng tôi không thể tìm thấy chúng trong hộp đạo cụ. Tổ trưởng tổ đạo cụ mang cho tôi một bó dây cáp lớn, nhưng không có cái nào dùng được. Vì vậy, tôi đã tìm lại trong các hộp đạo cụ và đã tìm thấy nó.
Sau đó tôi phải giải quyết vấn đề của dây điện trần cao thế. Đột nhiên, tôi nhìn thấy bó dây cáp lớn đó. Nó có dây kim loại bên trong lớp cách điện bằng cao su — tất cả những gì chúng tôi phải làm là bóc lớp cách điện! Đáng kinh ngạc hơn, nó đủ dài để chúng tôi tạo ra một kết nối dài giữa các cực điện trở. Đó có phải là một “sự trùng hợp ngẫu nhiên” không?
Một học viên nói, “Một sự trùng hợp là ngẫu nhiên, hai sự trùng hợp vẫn là tình cờ, nhưng khi bạn có nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên kết nối với nhau, nó không còn là sự trùng hợp nữa mà đúng hơn là một sự an bài.”
Tất cả những sự trùng hợp trong vài ngày làm đạo cụ đó khiến tôi nhận ra rằng Sư phụ đã an bài mọi thứ cho chúng tôi.”
Xem phim
Từ Thức (t/h)