5 thức ăn vặt được làm ra dựa vào dầu mỏ, có thể chứa chất gây ung thư
Nhiều bậc phụ huynh không hề hay biết rằng những đứa con của mình đang dung nạp estrogen (hormone nữ tính) mỗi ngày từ các món ăn vặt. Hầu hết các sản phẩm dựa vào dầu mỏ này được phân loại là xenoestrogens.
Những chất từ bên ngoài môi trường được đưa vào cơ thể người, hoạt động như estrogen, gọi là xenoestrogen (có nghĩa chất tương tự, có tác dụng giống như estrogen bên ngoài đưa vào cơ thể).
Các thức ăn vặt được bán trên thị trường có thể có bất cứ thứ gì, như màu nhân tạo có thể gây ra ung thư, các sản phẩm từ dầu mỏ. Dầu mỏ được sử dụng để tạo nên dầu và khí đốt. Các phẩm màu thường được sử dụng, chẳng hạn như vàng # 5 và đỏ # 40, được làm từ dầu mỏ và gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã tuyên bố rằng: Việc tiêu thụ các thành phần độc hại này đang trong “ngưỡng đáng quan ngại”.
Những vấn đề sức khỏe đó có thể bao gồm tăng động, kích ứng cơ thể và thậm chí là ung thư (nghiên cứu được thực hiện trên động vật). Phẩm màu nhân tạo được cho là có mối liên quan mật thiết đến tình trạng tè dằm, nhiễm trùng tai, đau đầu, mẫn cảm, béo phì, hen suyễn, Eczema, tâm trạng thất thường, hiếu động thái quá, rối loạn giấc ngủ, gia tăng hành vi nguy hiểm khó kiểm soát, nổi mề đay và kể cả căn bệnh hạ đường huyết…
Thực tế cho thấy các hoạt chất này độc hại đến nỗi chính phủ Anh và Liên minh Châu Âu phải ban hành lệnh cấm sử dụng phẩm màu nhân tạo trên khắp châu Âu.
Dưới đây là danh sách 5 loại thức ăn vặt độc hại, nhưng rất được trẻ em yêu thích
>>> Top 10 Thực phẩm Biến đổi gen nguy hiểm nhất, trong đó có món bạn vẫn ăn hàng ngày
1. Bánh Pop Tarts
Vào năm 1964, những chiếc bánh nướng Pop Tarts lần đầu tiên được giới thiệu. Sản phẩm này gồm 6 thành phần cơ bản là hương dâu tây thơm ngon, siro bắp có hàm lượng Fructose cao, dextrose và đường. Đa số chúng đều là các hoạt chất hóa học có hại cho cơ thể.
Một thành phần độc hại khác cần được kể đến là Tertiary-butyl hydroquinone (TBHQ – một sản phẩm phụ của ngành dầu mỏ), được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, gây nên căn bệnh rối loạn chức năng tế bào. Trong khi màu nhân tạo gây ra ung thư.
2. Kẹo dẻo trái cây
Loại kẹo này được sản xuất với nhiều hương vị trái cây khác nhau, nên nó là món ăn quyến rũ và khó cưỡng đối với nhiều đứa trẻ. Sự khó cưỡng đó sẽ hấp dẫn bạn cho đến khi bạn biết rằng chúng chủ yếu được làm từ phụ gia và màu nhân tạo. Trong đó, đỏ # 3 là phẩm màu được sử dụng phổ biến. Nó có tên gọi khác là E127 hoặc Erythrosine, một sản phẩm khác của ngành dầu mỏ.
>>> Mối liên hệ giữa ung thư và “thực phẩm siêu chế biến”, cách nhận biết chúng
3. Kẹo socola M&M
Kẹo M&M là kẹo socola mang đầy màu sắc vui nhộn, nó sẽ tan chảy trong miệng hoặc khi bạn cầm nó trên tay… Nhưng các màu sắc bắt mắt của viên kẹo lại được làm từ phẩm màu nhân tạo. Vì vậy nó cực kỳ độc hại đối với sức khỏe con người.
Trong kẹo M&M, các loại phẩm màu được sử dụng phổ biến là:
- Xanh # 2: Khiến cho trẻ bị hiếu động thái quá. Ngoài ra, nó còn có thể gia tăng khối u não và phát triển các tế bào bất thường trên loài chuột được dùng làm thí nghiệm.
- Xanh # 1: Tạo ra các khối u ác tính.
- Đỏ # 40: Gây tổn thương nhiễm sắc thể hay DNA.
- Vàng # 6 và vàng # 5: Gây ung thư
Tất cả các loại phẩm màu kể trên đều là sản phẩm từ ngành dầu mỏ.
4. Snack vị phô mai
Nhiều trẻ em rất thích vị phô mai màu cam phủ bên ngoài những miếng bánh snack. Tuy nhiên, màu của lớp phô mai này lại được tạo ra từ phẩm màu nhân tạo vàng # 6, và như đã nói ở trên thì đây là sản phẩm từ ngành dầu mỏ.
Ngoài ra hương vị phô mai cũng được làm từ các hoạt chất hóa học như methyl benzoate và ethyl methylphenidate.
>>> DNA từ thực phẩm biến đổi gen có thể xâm vào hệ tuần hoàn của người
5. Bánh Teddy Grahams
Teddy Grahams được sản xuất từ năm 1988 với 5 hương vị khác nhau.
Đến tận ngày nay, những chiếc bánh quy hình gấu đáng yêu vẫn luôn là thứ hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Nhưng sự thật là bên trong chúng lại chứa đầy chất độc TBHQ.
Do đó, bánh Teddy Grahams cũng mang đến những tác hại tương tự như bánh Pop Tart. TBHQ có thể gây buồn nôn, ù tai, mê sảng và ngất xỉu.
Nó được chứng minh là nguyên nhân khiến chuột thí nghiệm mắc ung thư dạ dày, phá vỡ DNA, gây tổn thương nghiêm trọng cho phổi và tế bào rốn.
Đối với trẻ em, chất độc TBHQ có thể gây ra sự bồn chồn, lo lắng.
Nhìn chung, việc hấp thụ lâu dài các chất tạo màu thực phẩm nhân tạo có hại, đặc biệt là trong thức ăn của trẻ, sẽ đe dọa sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần thay đổi thực đơn cho con mình với những thức ăn vặt lành mạnh, thận trọng với các loại bánh kẹo, cố gắng tập cho trẻ thói quen ăn những thực phẩm hữu cơ như rau củ quả và trái cây tươi nhé!
Nếu bạn có thời gian hãy tự tay làm những mẻ bánh thơm ngon bằng bột yến mạch bổ dưỡng kết hợp với hạt chia và hạt lanh…
Tú Văn, theo HFC 365