5 mẹo đơn giản nuôi dạy con trẻ quá hiếu động
Nuôi dạy con trẻ là công việc tuyệt vời nhất trên thế giới, đồng thời cũng là khó nhất.
Trong suốt hành trình làm cha mẹ, bạn có thể khám phá ra một số đặc điểm độc đáo (cả tích cực và tiêu cực) về con mình. Nhiều đặc điểm hành vi là cần đến hỗ trợ y tế.Tuy nhiên các bậc cha mẹ thường nuông chiều theo hành vi bẩm sinh của bé, và hiếm khi đào sâu tìm nguyên nhân.
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một tình trạng cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể tiếp tục ngay cả khi trưởng thành. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng ADHD sẽ tỏ ra thiếu tập trung, hiếu động thái quá và gặp vấn đề tập trung ở trường. Mặc dù tình trạng này đòi hỏi sự giám sát y tế liên tục, tuy nhiên cũng có một vài mẹo đơn giản có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý.
1. Bình tĩnh và kiên nhẫn
Một trong những quy tắc quan trọng cho việc nuôi dạy một đứa trẻ bị ADHD là duy trì sự cân bằng và không bị sa lầy bởi hành vi của mình.
Nếu bị kích động mỗi khi con trẻ không đáp ứng được mong đợi, bạn có thể gián tiếp gia tăng áp lực cho trẻ. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn kiên nhẫn khi giao tiếp với bé.
Cố gắng tập trung vào những mặt tích cực hơn là săm soi mặt tiêu cực. Ví dụ, nếu con bạn không dọn dẹp phòng, đừng mãi cằn nhằn đứa bé. Hãy nghĩ về tất cả các nhiệm vụ mà trẻ đã hoàn thành và khen tặng chúng. Thay vì nói – “tại sao con không dọn phòng của mình” – bạn có thể nói, “Mẹ rất vui vì con đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của mình. Chỉ trừ dọn dẹp phòng là chưa làm xong”. Cung cấp động lực, chứ không phải áp lực.
2. Lên kế hoạch các hoạt động cho trẻ
Hãy tạo bầu không khí thuận lợi cho việc học tập của con bạn. Bạn nên chắc chắn thiết lập một thói quen sinh hoạt hằng ngày (đối với học tập, vui chơi, ăn uống và ngủ nghỉ) cho con để theo dõi và cố gắng càng nhiều càng tốt để không đi chệch khỏi lịnh trình này. Bạn có thể sử dụng đồng hồ báo thức để hỗ trợ.
Hạn chế quá nhiều hoạt động vì điều này có thể ảnh hưởng sự yên bình trong tinh thần và biểu hiện của bé. Bạn cũng nên hình thành suy nghĩ và kỷ luật rõ ràng, bằng cách đảm bảo sự ngăn nắp xung quanh nhà. Điều này sẽ dạy cho con của bạn hiểu rằng duy trì sự ngắn nắp trong cuộc sống là tốt.
3. Khuyến khích các hoạt động thể chất
Một thực tế được công nhận trên toàn cầu là lợi ích từ việc tập luyện vượt ngoài những cải thiện về thể chất, mà còn góp phần vào sự hòa hợp về tình cảm và tinh thần.
Đặc biệt đối với trẻ em bị ADHD, tập thể dục là một phương tiện tuyệt vời để sử dụng thêm năng lượng, cũng như nâng cao sự chú ý bằng cách tập trung vào kỹ năng và chuyển động cần thiết trong khi chơi một môn thể thao.
Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp cải thiện tâm trạng (bằng cách giải phóng endorphins), đảm bảo ngủ ngon và góp phần vào sự phát triển của não bộ.
Hãy chắc chắn rằng lịch trình của con trẻ bao gồm ít nhất một giờ tập thể dục mỗi ngày. Yêu cầu bé lựa chọn môn thể thao yêu thích và ghi danh vào lớp học. Thực hành yoga và thiền cũng giúp ích rất nhiều trong việc kích thích trạng thái bình tĩnh và cải thiện tập trung.
4. Thiết lập các nguyên tắc cơ bản
Khi được xây dựng càng sớm, một khuôn phép sẽ hoạt động hiệu quả với trẻ bị ADHD. Bạn cần đặt ra những kỳ vọng và quy tắc nhất định để giúp uốn nắn hành vi của con cho phù hợp.
Các quy tắc cần cụ thể và rõ ràng, sau đó dán chúng lên trong phòng của trẻ để chúng có thể nhìn thấy mỗi ngày. Nếu con của bạn làm tốt, đừng quên khen tặng bé qua lời nói hay hành động của bạn. Điều này sẽ củng cố hành vi tích cực và khuyến khích trẻ.
5. Xây dựng các kỹ năng xã hội cho trẻ
Thường thì trẻ em bị ADHD gặp khó khăn trong việc kết bạn, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Có thể là thái độ của chúng, kỹ năng giao tiếp hay sự hiểu biết về tín hiệu xã hội, khiến chúng thường được coi là kỳ lạ bởi những đứa trẻ khác cùng tuổi.
Để giúp con bạn nâng cao các kỹ năng xã hội từ khi còn nhỏ, hãy thử trò chơi về những tình huống xã hội phổ biến với bé.
Hướng dẫn con bạn chơi cùng với những đứa trẻ khác có cùng sở thích. Nghiêm khắc với con về việc thực hành các hành vi tốt và ngăn chặn bất kỳ dấu hiệu bạo lực ở bé. Luôn luôn lắng nghe con nói và đừng bao giờ xem nhẹ ý kiến của trẻ về mọi thứ.
Bạn cũng nên lưu giữ một danh sách các lựa chọn cho chế độ ăn uống của trẻ. Bao gồm các loại thực phẩm giàu năng lượng lành mạnh như rau lá xanh, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và trứng trong chế độ ăn uống của bé, trong khi tránh thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất béo và đường.
An Nhiên – Theo Epoch times