Những hình ảnh tuyệt đẹp của trận mưa sao băng Perseids (Phần 1)

21/08/11, 18:56 Tin Tổng Hợp

Perseid được nhắc đến với sự chói lòa và rực rỡ, là sự kiện mưa sao băng được mong chờ nhất trong năm. Chúng ta hãy cùng ngắm lại chùm ảnh mưa sao băng trong các năm gần đây nhé!

Một bức tranh lung linh huyền ảo đầy màu sắc trên bầu trời Colorado trong tháng 8 năm 2000.

Đây là sự hòa quyện diệu kỳ giữa ánh trăng và Perseid tạo nên một hiện tượng cực quang hết sức thú vị, được ghi lại bởi nhà thiên văn học Jimmy Westlake.

Sao băng Perseid ngày 12 tháng 8 năm 2006.

Một bức ảnh có thể nói là hoàn hảo và kỳ diệu, được chụp bởi Jim Gamble bằng camera chuyên dụng tại Trạm El Paso thuộc Hệ thống quan sát vũ trụ Sandia. Hình ảnh sáng rực với cường độ sáng mạnh nhất của Perseid trong thời gian hoạt động.

Quả cầu lửa tại Hà Lan.

Cùng với hai quả cầu lửa Kappa Cygnids (góc bên trái bức ảnh), loạt mưa sao băng Perseids đã tô điểm cho bầu trời đêm hè phía Đông Bắc Koen Miskotte, Hà Lan, ngày 12 và 13 tháng 8 năm 2007.

Ảnh chụp mưa sao băng Perseid ngày 9 tháng 9 năm 2008 được cung cấp bởi NASA.

Mưa sao băng Perseids năm 2010. Thời gian đỉnh điểm của nó cũng vào khoảng ngày 12, 13 tháng 8.

Thời điểm hoạt động đỉnh điểm của mưa sao băng.

Nhiếp ảnh gia Brian Emfinger đã chụp lại được khoảnh khắc loạt mưa sao băng Perseid bay qua bầu trời với luồng ánh sáng chói lòa vào đêm Chủ nhật ngày 26 tháng 7 năm 2009 tại Ozark, Arkansas.

Quả cầu lửa Perseid năm 2010.

Khoảng 21h56’ ngày 3 tháng 8, sao băng Perseid PMA với đường kính dài khoảng 1 inch (2,5cm), di chuyển với tốc độ 60.000m/s lao vào bầu khí quyển phía trên thị trấn Paint Rock, Alabama, Mỹ. Với vận tốc đó, sao băng đã kéo một vệt dài 65 dặm trong quá trình bay. Và khi cách hồ Macay (phía Đông Bắc thị trấn Warrior) khoảng 56 dặm thì bốc cháy. Ánh sáng của chúng mạnh gấp 6 lần so với sao Kim hiện nay, và được các nhà thiên văn học gọi là quả cầu lửa.             

Ivo Leupi đã chụp bức ảnh này trong thời gian mưa sao băng Perseid hoạt động ngày 9 tháng 8 năm 2010 tại Westmeath, Ontario, Canada lúc 1 giờ 30 phút (theo giờ địa phương).

Ảnh chụp Perseid năm 2010.

Bức ảnh được chụp bầu trời đêm ngày 11 tháng 8 tại hai địa điểm khác nhau. Hình ảnh bên trái thu được tại Trạm Huntsville, Alabama và hình ảnh bên phải được gửi về từ Trạm Chickamauga, Georgia.

Đêm ngày 12 tháng 8 năm 2010, nhà thiên văn học Marco Verstraaten đã trực tiếp ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp bầu trời đêm Hà Lan. Một hình ảnh hết sức ấn tượng với khung cảnh lung linh ánh sao đêm hè được tô điểm bằng những vệt sáng Perseid.

NASA cung cấp hình ảnh sự kiện Perseid trong thời gian đỉnh điểm ngày 13 tháng 8 năm 2010, được chụp tại Huntsville, Alabama.

Sao băng Perseid và cơn bão phía chân trời.

Robert Arn đã chụp lại cảnh này trong những giờ đầu bước sang ngày 13 tháng 8 năm 2010 tại đồng cỏ Quốc gia Pawnee phía Đông Bắc Colorado. Đây là hiện tượng kết hợp khi Perseid bay qua bầu trời lúc xảy ra cơn bão. Và nếu bạn để ý, phía góc cuối bên phải bức ảnh chính là ánh sáng của sao Mộc.

Perseid thật đẹp phải không các bạn!

Mưa sao băng được hình thành khi những mảnh vụn nhỏ của bụi vũ trụ, gọi là thiên thạch, va chạm với bầu khí quyển của Trái đất với tốc độ cao. Các vệt sáng của trận mưa sao băng Perseids mà chúng ta quan sát được chính là những mảnh vỡ bị bốc cháy khi ma sát với bầu khí quyển, và trận mưa này được hình thành từ những mảnh thiên thạch nhỏ của sao chổi Swift-Tuttle khi nó bay qua Trái Đất.

Cụm từ Perseid được bắt nguồn từ chòm sao Perseus, nơi khởi nguồn của Perseid và trận mưa sao băng này đã xuất hiện gần 2.000 năm trước rồi đấy các bạn ạ!

 

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ