Thành ngữ Trung Hoa: Thiên phiên địa phúc (天翻地覆)

27/08/14, 00:41 Cổ Học Tinh Hoa

Nhà thơ Lưu Thương (劉商) đã bày tỏ sự cô đơn và hoang mang của nữ sĩ Thái Văn Cơ khi nàng bị giam giữ bởi những người du mục miền Bắc vào thời Đông Hán. (Zona Yeh / Epoch Times)

Thành ngữ ‘Thiên phiên địa phúc’ có nghĩa là ’Trời long đất lở’, lần đầu tiên xuất hiện trong bài thơ ‘Hồ già thập bát phách’ (Mười tám nhịp đàn Hồ) của Lưu Thương (劉商), triều đại nhà Đường (618-907 SCN).

Lưu Thương là một học giả xuất sắc trong lĩnh vực thơ ca và hội họa. Tuy nhiên, ông thích uống rượu và thường bị trầm cảm. Người ta thường thấy ông uống rượu dưới trăng và ngâm thơ biểu lộ cảm xúc sâu lắng trong tâm.

Ngoài làm thơ, ông còn vẽ chim, cá, côn trùng và phong cảnh. Trong nhiều năm, ông sống ẩn dật cho đến một ngày đột nhiên biến mất. Không ai biết điều gì xảy ra.

Tập thơ ‘Hồ già thập bát phách’ nói về nàng Thái Văn Cơ, một nữ sĩ và là nhạc công nổi tiếng thời Đông Hán (25-220 SCN). Vào khoảng năm 194, những người du mục Hung Nô(1) tiến hành xâm chiếm kinh thành Trung Hoa xưa, họ bắt Thái Văn Cơ đưa về vùng đất phía Bắc và coi nàng như một tù nhân.

Trong thời gian bị giam cầm, Thái Văn Cơ trở thành vợ của hoàng tử và sinh cho ông hai người con trai. Nàng làm tù nhân của Hung Nô suốt 12 năm cho đến khi Tướng quốc Tào Tháo (2) trả một khoản tiền chuộc lớn để đưa nàng trở lại Trung Quốc. Thái Văn Cơ được trả tự do và trở về quê hương nhưng phải để lại hai con ở Hung Nô.

Trong bài thơ, đoạn Đệ lục phách, Lưu Thương thể hiện chính xác sự cô đơn và buồn bã của Thái Văn Cơ:

“Đổ lỗi cho mùa xuân ngắn ngủi, không còn thấy hoa liễu nơi du mục. Ai biết trời long đất lở, để tìm sao Bắc khi đối mặt với trời Nam? Những cái tên và ngôn ngữ thật lạ lùng, lặng câm đến cả năm. Làm theo mọi thứ bằng mệnh lệnh, ra hiệu bằng tay dường như dễ hơn là lời nói.”

Sau đó, câu thơ “Trời long đất lở” đã trở thành một thành ngữ. Tại Trung Quốc, nó là Thiên phiên địa phúc 天翻地覆 (tiān fān dì fù) dùng để chỉ về một biến động to lớn.

Chú thích:

  1. Hung Nô (匈奴) là những người du mục cổ đại nằm ở phía Bắc Trung Quốc (ngày nay là Mông Cổ).
  2. Tào Tháo (曹操) (155-220 sau CN) là tướng quốc cuối cùng của triều đại Đông Hán. Ông trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất thời Tam Quốc và đặt nền móng cho nhà Ngụy.
Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi