Truyền thuyết xưa về ba lễ hội truyền thống Trung Hoa

23/08/14, 18:03 Cổ Học Tinh Hoa

Lễ hội Trung Hoa xưa luôn được bắt nguồn từ các câu chuyện truyền thuyết. Điểm thú vị của các câu chuyện này là chúng gắn liền với các tri thức thiên văn và lịch sử giàu ý nghĩa. Trong đó thì Lễ hội truyền thống Thất Tịch, Trung Thu và Trùng Cửu thường được mọi người biết đến nhiều hợn cả.

Truyền thuyết về lễ hội truyền thống Thất Tịch, Trung Thu và Trùng Cửu. Ảnh 1
Tương truyền, ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. (Ảnh qua HISTORY Canada)

1. Lễ hội truyền thống Thất Tịch (07/07 âm lịch)

Lễ hội này bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian xưa kể về một chàng trai chăn bò tình cờ bắt được chiếc áo tiên của một tiên nữ hạ phàm, cô là người con gái thứ bảy của Thiên Mẫu nương nương. Họ phải lòng nhau và kết hôn mà chưa được Thiên Đình cho phép. Thiên Mẫu phát hiện và đã rất giận dữ, bà đã ép nàng tiên phải rời bỏ phu lang.

Chàng trai bị bỏ rơi không biết phải làm như thế nào. May mắn thay, chú bò trung thành đề nghị anh ta mặc miếng da của mình để lên trời tìm vợ. Anh ta làm theo và tìm đến được nơi, tuy nhiên Thiên Mẫu đã ngăn trở bằng cách biến kẹp tóc của mình thành một dòng sông trên bầu trời, tạo nên dải Ngân hà ngày nay, chia ly đôi vợ chồng. Tuy nhiên, câu chuyện có cái kết có hậu: Tình yêu của họ đã làm cảm động những chú quạ, chúng lấy thân mình hợp thành một cây cầu bằng bắc qua sông Ngân, thế nên cây cầu có tên gọi là cầu Ô Thước, nghĩa là cầu Quạ đen. Và cứ thế, mỗi dịp mùng 7 tháng 7 hằng năm, những chú quạ lại xây cầu Ô thước cho đôi vợ chồng được đoàn tụ. Theo người xưa, ngày này thường có mưa vì nó tượng trưng cho những giọt nước mắt đoàn tụ của đôi vợ chồng.

Nghi thức lễ hội:

  • Ngày này tương đương với ngày Valentine của người phương Tây, các cặp đôi có thể trao nhau bông hoa, quà cáp hoặc tổ chức lễ cưới. Theo truyền thống, phụ nữ đơn thân hoặc mới kết hôn thường cúng hoa quả, trà và bột cho Ngưu Lang và Chức Nữ. Nếu khu bạn ở có một cây nho thì hãy thử đứng dưới cây nho này vào buổi tối xem sao, theo truyền thuyết lúc ấy bạn có thể nghe được tiếng nói chuyện giữa Ngưu Lang và Chức Nữ.
  • Ngưu Lang và Chức Nữ tương ứng với hai ngôi sao Altair và Vega, vào cuối hè có thể nhìn thấy chúng.
  • Mỗi khi muốn tìm hai ngôi sao này, bạn đừng nhìn vào ngôi sao Deneb, tương truyền đấy là người canh gác khi các cặp đôi gặp nhau. Ba ngôi sao này hình thành nên tam giác mùa hè, là những ngôi sao sáng nhất vào mùa này.
Truyền thuyết về lễ hội truyền thống Thất Tịch, Trung Thu và Trùng Cửu. Ảnh 2
Tam giác mùa hè, được tạo nên bởi 3 ngôi sao sáng nhất trong các chòm sao: Thiên Cầm (Lyra), chòm Thiên Ưng – Đại Bàng (Aquila) và chòm Thiên Nga (Cygnus)

2. Lễ Trung Thu (15/08 âm lịch)

Lấy cảm hứng từ câu chuyện dân gian giữa Hậu Nghệ và Hằng Nga. Khi Hậu Nghệ bắn hạ chín mặt trời đang thiêu đốt nhân gian, Ngọc hoàng Thượng đế nổi giận vì ông xem đó như những người con của mình, nên đã đày vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga đến nhân gian. Sau đó Hậu Nghệ tìm được một ít thuốc trường sinh bất tử, Hằng Nga vì sốt ruột nên uống cả chai kết cuộc bay lên mặt trăng. Trên mặt trăng có cả một cung điện nguy nga và một chú thỏ ngọc để nỗi lòng Hằng Nga bớt trống trải.

Phiên bản khác lại nói rằng Hậu Nghệ bay theo cô đến thiên đàng nhưng giữa chừng gió mạnh nên đành quay về. Thế là Hậu Nghệ đã xây một lâu đài trên mặt trời để gặp Hằng Nga mỗi năm một lần khi lễ Trung Thu đến (người dân hy vọng trời lặng gió vào thời gian này).

Truyền thuyết về lễ hội truyền thống Thất Tịch, Trung Thu và Trùng Cửu. Ảnh 3

Một câu chuyện khác nói rằng ngày lễ này lấy cảm hứng từ cuộc nổi dậy của triều đại nhà Nguyên (1280-1368) chống lại sự xâm lược của quân Mông Cổ. Vào thời gian đó, các cuộc tụ tập bị cấm để ngăn ngừa bạo loạn. Tuy nhiên, có người đã phát hiện rằng người Mông Cổ không ăn bánh Trung Thu. Thế nên, ông tìm cách phân phối hàng ngàn bánh trung thu cho người dân trong thành vào tối Lễ Trung Thu, bề ngoài là để mừng thọ hoàng đế. Thực tế, trong mỗi cái bánh có chứa thông điệp nói rằng: “Hạ người Mông Cổ vào ngày 15 tháng 8 âm lịch!”.

Thế là một cuộc tấn công phối hợp lật đổ tối hôm đó đã xảy ra và lập nên triều đại nhà Minh (1368-1644) dưới sự cai trị của Chu Nguyên Chương. Từ đó bánh Trung Thu được đặt làm loại thức ăn của lễ hội.

Nghi thức lễ hội:
  • Đây là kỳ nghỉ quan trọng nhất vào tiết thu của người Trung Quốc lẫn người Việt Nam, khi mặt trăng tròn và lớn nhất, và cả nhà quây quần bên nhau với bánh trung thu, thắp đèn lồng, bắn pháo hoa và tận hưởng thời gian bên gia đình. Hoạt động ngắm trăng chỉ diễn ra khi bầu trời quang đãng.
  • Bánh trung thu là một loại bánh hình tròn hoặc vuông, nó có lớp vỏ dày được làm từ bột theo truyền thống Trung Quốc. Mùi vị của chúng thường là ngọt hoặc mặn, thành phần là đậu đỏ hoặc hạt sen và có nhân là lòng đỏ trứng và thịt. Một loại bánh khá phổ biến là có thành phần trà xanh và khoai môn. Bánh trung thu truyền thống đi kèm chữ Trung Quốc nói về tuổi thọ hoặc sự hòa hợp, có nhiều hình dạng như Hằng Nga, thỏ ngọc.
  • Đặt thêm một số bánh kẹo và thắp hương cho Hằng Nga và thỏ ngọc.

3. Lễ Trùng Cửu (09/09 âm lịch)

Học thuyết âm dương trong Kinh Dịch nhìn nhận “9” là một con số thuộc về dương, và ngày 9 tháng 9 âm lịch là một ngày có thể có sự nguy hiểm vì năng lượng dương đang vượt quá giới hạn.

Ngày lễ này bắt nguồn từ câu chuyện của Hoàng Cảnh, ông tin rằng mùng 9 tháng 9 âm lịch sẽ có bệnh dịch hạch. Để tránh họa, ông nói với gia đình leo lên ngọn đồi cùng với nhánh cây tiêu và rượu hoa cúc.

Cả nhà làm theo, không trở về nhà cho đến chiều tối. Lúc về đến nhà thì phát hiện toàn bộ gia súc chết hết.

Mùi hương mạnh mẽ của cây tiêu được cho là giúp xua đuổi tà ma; hoa cúc giúp tăng thêm tuổi thọ. Hai loại cây này được cho là có khả năng làm sạch và chữa bệnh.

Truyền thuyết về lễ hội truyền thống Thất Tịch, Trung Thu và Trùng Cửu. Ảnh 4
Uống trà hoặc rượu hoa cúc vào dịp lễ Trùng Cửu

Nghi thức lễ:

  • Lấy một ít trà hoa cúc, hoặc rượu nếu bạn muốn, cài nhánh cây tiêu lên đầu và trèo lên ngọn núi gần nhất. Nếu không, ăn một ít bánh “cao”(糕), trong tiếng trung quốc từ này đồng âm với từ “cao”(高), tức có nghĩa là lên cao.
  • Có thể tìm đọc thêm những bài thơ trung quốc nói về hoa cúc, tỉ dụ như bài thơ thất ngôn tứ tuyệt kinh điển “Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn Đông huynh đệ” (九月九日憶山東兄弟) của nhà thơ Vương Duy đời Đường.

Theo ShenYun

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La