Trung Quốc tìm cách bắt giữ các quan chức tham nhũng chạy trốn

28/07/14, 22:48 Kinh tế

Bộ Công an Trung Quốc vừa khởi động một chiến dịch từ 22/7/2014 để bắt giữ tội phạm kinh tế chạy khỏi Trung Quốc, trong đó có nhiều quan chức tham nhũng.

 Cựu Thứ trưởng Bộ công an Lý Đông Sinh chỉ tay khi họp báo ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. (Ảnh Chụp ngày: 22 tháng 5 năm 2013)

Bộ Công an Trung Quốc gần đây đã khởi động một chiến dịch đặc biệt được gọi là “Cuộc săn bắt cáo 2014” (Fox Hunting 2014) nhằm bắt giữ những tội phạm kinh tế đã chạy khỏi Trung Quốc, trong đó có nhiều quan chức tham nhũng. Một chuyên gia cho biết mục tiêu của chiến dịch là các quan chức cấp cao ở Bắc Mỹ.

Theo Bộ Công an (MPS), chiến dịch bắt đầu vào ngày 22 tháng 7 và kéo dài đến cuối năm nay.

Tại một cuộc họp báo vào thứ Ba, Liu Guojin, phó giám đốc và phó bí thư của Bộ Công an cho biết: “Một số nghi phạm trên chuyến bay có liên quan đến các tội phạm tham nhũng. Vụ bắt giữ họ có liên quan trực tiếp đến sự phát triển theo chiều sâu của chiến dịch chống tham nhũng”.

Liu cũng cho biết Bộ Công an sẽ thành lập đội phụ trách từng nghi phạm và vận động quần chúng cung cấp thông tin liên quan đến các nghi phạm bằng cách treo thưởng.

Một số lượng lớn quan chức tham nhũng chạy trốn khỏi Trung Quốc đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những năm gần đây. Tiêu Tương Báo (Xiaoxiang Morning Post) cho biết cơ quan kiểm sát Trung Quốc đã bắt giữ hơn 18.000 quan chức bị nghi ngờ tham nhũng đã chạy trốn trong khoảng thời gian từ 2000-2011.

Theo phỏng vấn của tờ Tiêu Tương, Li Chengyan, giáo sư tại Trường Quản lý tại Đại học Bắc Kinh cho biết: “Các quan chức tham nhũng có chức vị cao cấp và quan trọng chủ yếu chạy trốn sang Canada, Hoa Kỳ và Úc. Những người có quan chức thấp hơn chọn châu Mỹ La tinh, Châu Phi, Đông Âu hoặc các quốc gia lân cận. Một số quốc đảo ở Thái Bình Dương và một số nước ở Trung Mỹ cũng là lựa chọn rất phổ biến của giới quan chức tham nhũng”. Không có dữ liệu về quan chức công khai để xác nhận những phân tích của ông Li.

Báo cáo cho biết một khó khăn lớn cho chiến dịch mới là Trung Quốc chỉ có hiệp ước dẫn độ với 37 quốc gia và Hoa Kỳ, Canada, nhưng hầu hết các nước thành viên EU không nằm trong số đó.

Theo các dự đoán của Law Blue Book phát hành tháng hai này bởi Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, các quan chức chạy trốn có xu hướng sẽ tăng trong năm nay. Blue Book nói: “Các cơ hội chạy trốn là đặc biệt cao đối với những công chức có quan hệ mật thiết với các quan chức đã chạy trốn, và có vốn đã ở nước ngoài”.

Tờ Nhân dân Nhật báo tháng Năm cho hay, dưới áp lực cao từ các chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra, một số quan chức bất ngờ cắt đứt liên lạc hoặc chạy trốn trong các chuyến công tác của họ. Một số đi thăm người thân ở nước ngoài, điều trị bệnh tật, và kỳ nghỉ như lý do để chạy trốn.

Tờ báo này cũng cho hay rất nhiều các quan chức chạy trốn có vị trí và trách nhiệm rất quan trọng trong tài chính nhà nước, thuế, giao thông vận tải, và các bộ phận đất đai… Số tiền liên quan đến tham nhũng của họ “thường đạt hàng chục triệu, hàng trăm triệu nhân dân tệ”. (10 triệu nhân dân tệ tương đương 1,6 triệu USD).

Hầu hết các quan chức tham nhũng chạy trốn đã lên kế hoạch từ trước. Tại tổ chức chống tham nhũng quốc tế Transparency International, Liao Ran, Vụ trưởng Vụ Châu Á Thái Bình Dương, đã nói với Đài Truyền hình Tân Đường Nhân có trụ sở ở New York như sau: “Nhiều quan chức tham nhũng trước hết trở thành “lõa quan”, có nghĩa là vợ và con cái của họ đã chuyển ra nước ngoài trước khi họ chạy trốn”.

Liao nói: “Đầu tiên một số quan chức đầu tư và mở công ty ở nước ngoài… và sau đó họ thông đồng với doanh nghiệp để rút tiền ra và bỏ chạy”.

Năm nay hơn 10 tỉnh ở Trung Quốc bắt đầu điều tra kỹ lưỡng để thống kê số lượng các “lõa quan”, như một cách để xác định các quan chức tham nhũng.

Cho đến nay chỉ có tỉnh Quảng Đông đã đưa ra một báo cáo về việc tìm kiếm hơn 1000 “lõa quan” trên địa bàn tỉnh. Báo chí Trung Quốc cho biết những cán bộ  này đã được yêu cầu hoặc là bị giáng cấp hoặc là con, vợ hoặc chồng của họ phải trở lại Trung Quốc, nhằm ngăn chặn các quan chức bỏ trốn và lấy tiền tham nhũng ra khỏi Trung Quốc.

Theo Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này