Chặn đứng biểu tình có giúp Việt Nam tránh khỏi nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc?
Ngày 18 tháng 5, các đơn vị cảnh sát vũ trang đã ra quân chặn đứng biểu tình chống Trung Quốc tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác của Việt Nam. Cuối cùng, tình trạng bạo động cũng kết thúc. Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố sẽ ngừng một số chương trình hỗ trợ song phương Việt – Trung, đồng thời khuyến cáo công dân Trung Quốc không du lịch đến Việt Nam. Trên mạng còn đăng tải hình ảnh cho thấy quân đội Trung Quốc đang hành quân đến các khu vực gần Việt Nam. Các nhà bình luận cho rằng tình hình thế giới hiện nay có thể khiến chính quyền Trung Quốc ban bố tình trạng sẵn sàng chiến tranh, nhưng họ sẽ không thực sự khơi mào một cuộc chiến.
Cũng trong ngày 18 tháng 5, một nhóm người Việt Nam mặc áo in cờ tổ quốc, tập trung trên các tuyến đường xung quanh đại sứ quán Trung Quốc. Một số người cầm biểu ngữ với khẩu hiệu như: “Việt Nam Yêu Hòa Bình” và “Trung Quốc Biến Đi”. Cảnh sát đã ngăn chặn không cho người biểu tình đi vào đại sứ quán. Báo chí đưa tin một người đã bị bắt.
Trong lúc đó, cảnh sát Việt Nam liên tục tuần tra trong phạm vi gần các nhà hàng Trung Quốc và Hàn Quốc ở địa phương. Theo một chủ doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam, các vụ bạo loạn chống người Trung Quốc xảy ra trong những ngày trước hiện đã được ngăn chặn.
Dù vậy, Tổng thống Đài Loan, yêu cầu tất cả các Bộ ngành sẵn sàng giúp đỡ người Đài Loan rời khỏi Việt Nam khi cần thiết.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng thông báo di dời những người Trung Quốc đang sống ở Việt Nam. Khoảng 3.000 người Trung Quốc đã trở về nước.
Mặt khác, cư dân mạng Trung Quốc phát hiện nhiều trọng pháo đã được chuyển từ Sùng Tả thuộc tỉnh Quảng Tây đến Bình Hương, thành phố giáp biên giới Trung – Việt. Vũ khí bao gồm xe tăng, quân thiết giáp, và các xe chỉ huy. Cư dân mạng Trung Quốc nói rằng Hữu Nghị Quan giữa 2 nước đã bị đóng cửa.
Ngô Phàm, Tổng biên tập Tạp chí China Affairs nói: “Một cuộc chiến nhỏ giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể xảy ra. Nếu giàn khoan dầu của Trung Quốc bị phá hủy, đó được coi như một dấu hiệu tuyên chiến. Khi đó chiến tranh chắc chắn sẽ bùng nổ.”
Ngô Phàm nhận định rằng căng thẳng ở biển Đông là điều chính quyền Trung Quốc muốn có vào lúc này. Ông cho biết Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề kinh tế giảm tốc nghiêm trọng và nhiều bất ổn xã hội. Khi dịp kỷ niệm sự kiện 4 tháng 6 đang đến gần, chính quyền Trung Quốc rất cần chuyển hướng dư luận sang vấn đề đối ngoại.
Hiện nay ở Trung Quốc, số lượng người bất đồng chính kiến bị bắt đang tiếp tục gia tăng. Ở nhiều thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, công an, cảnh sát vũ trang đang ngày đêm tuần tra và “diễu võ dương oai.”
Lan Thúc, nhà bình luận chính trị nói: “Điểm mấu chốt nằm ở mức độ xung đột xã hội và đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng Sản. Nếu mức độ đủ nghiêm trọng, đe dọa đến toàn chế độ, thì có thể ĐCSTQ sẽ tiến hành chiến tranh với các nước láng giềng”
Đầu tháng 4, ông Obama thăm các nước châu Á và lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ Nhật Bản và Philippines. Đầu tháng 5, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc đưa ra thông báo rằng giàn khoan CNOOC 981 sẽ khoan dầu ở khu vực đảo Hoàng Sa cho đến tháng 8. Sau thông báo trên, xung đột giữa các tàu thuyền Việt Nam và Trung Quốc đã nổ ra. Bộ Ngoại giao Mỹ gọi hành động đặt giàn khoan dầu ở biển Đông của Trung Quốc là “khiêu khích”
Ngày 13 tháng 5, nhiều vụ biểu tình lớn chống Trung Quốc bùng phát ở Việt Nam. Nhiều người Việt Nam cướp phá và đốt các nhà máy có biển hiệu chữ Trung Quốc. Vụ bạo động khiến trên 1.000 nhà máy đóng cửa. Ít nhất 16 người Trung Quốc thiệt mạng và hơn trăm người bị thương.
Vùng tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam phần lớn nằm ở khu vực giàn khoan dầu, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Việt Nam khẳng định khu vực này thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình.
Bản ghi chép lịch sử cho thấy sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Hoa Dân Quốc đã lấy các đảo trên biển Đông, theo Tuyên bố Cairo và Công bố Postdam. Năm 1948, Trung Hoa Dân Quốc thông báo bản đồ các khu vực hành chính của họ. Bản đồ có đường 11 đoạn, bao trùm vị trí các đảo ở biển Đông. Lúc đó, bản đồ này không bị cộng đồng quốc tế phản đối.
Năm 1953, ĐCSTQ điều chỉnh đường 11 đoạn, hai đoạn trên Vịnh Bắc Bộ bị bỏ đi và trở thành đường 9 đoạn (đường lưỡi bò).
Năm 1982, Liên Hợp Quốc thông qua Công ước Biển, trong đó xác định rõ ràng biên giới trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Mặc dù các đường biên giới này trái hẳn với các đường biên giới được Trung Hoa Dân Quốc xác định trước kia, nhưng ĐCSTQ đã tham dự hội nghị và ký vào Công ước.
Ngô Phàm cho rằng việc ĐCSTQ đặt giàn khoan ở khu vực này đồng nghĩa với việc buộc tất cả các nước láng giềng và Mỹ một là chấp nhận đường 9 đoạn, hai là khai chiến.
Dù vậy, Giáo sư Chính trị ở Đại học Thành phố New York, Hạ Minh nhận định rằng trong khi Trung Quốc và Việt nam là hai chế độ Cộng Sản lớn nhất trên thế giới, thì cuộc chiến giữa 2 nước có thể là đòn chí mạng vào thể chế chính trị này.