Trung Quốc trong lăng kính người ngoài

05/05/14, 02:50 Trung Quốc

Một bài bình luận về cuốn sách “Các nhân tố đáng sợ: Câu chuyện của những người ngoại quốc đi lại tự do ở Trung Quốc,” Tom Carter (biên tập), nhà xuất bản Earnshaw Books, 2011.

Unsavory+Elements_Tom+Carter_cover

Mặt trước của cuốn sách Các Nhân Tố Đáng Sợ (Tom Carter)

Vào năm ngoái, Tom Carter, một nhiếp ảnh gia và cũng là biên tập viên tại Thượng Hải, đã xuất bản một tập san ghi lại khoảng hai chục hồi ký của những người ngoại quốc đã từng sống ở Trung Quốc. Trong nhóm người này, có những người là cây bút có tiếng trong cộng đồng những người xa xứ ít nhất đã một lần gọi Trung Quốc là nhà.

Không có đề mục, và dường như cũng chẳng có yêu cầu đặc biệt gì từ Carter: mỗi người chỉ cần viết khoảng chục trang mô tả về cuộc sống của họ ở Trung Quốc. Không thể tránh khỏi việc nội dung bài viết sẽ miêu tả về những khác biệt rõ ràng giữa thực tế cuộc sống vốn quen thuộc với họ ở quê hương (phần lớn là từ Mỹ Quốc) và một môi trường sống mới đang ở trước mặt.

Tất cả những bài viết nói lên suy nghĩ của họ đều rất thẳng và thật. Michael Levy, với bài viết xuất hiện đầu tiên trong cuốn sách, đã được mời chào làm giả các hồ sơ xin nhập học vào trường Anh ngữ với cái giá $1000 cho mỗi hồ sơ.

“Tôi đã nín thở. Tôi có tổng cộng 18 học sinh. Mỗi bài văn của chúng sẽ không ngốn hơn một vài giờ đồng hồ,” Levy viết. “Mồ hôi chảy xuống càng nhiều hơn khi sự căng thẳng của tôi hòa lẫn với cái nóng. Tôi nhấp một ngụm cà phê, nuốt xuống, và trong trạng thái ngờ vực tôi nhìn lướt qua dãy khách hàng của cửa hiệu Starbucks ngay trước mắt.” Rất nhiều các bài viết khác cũng đều rất thú vị khi đọc.

Trong trường hợp của Levy, anh đã từ chối lời đề nghị làm hồ sơ giả vì một thứ rất buồn cười, gọi là lương tâm. Điều này có vẻ khó hiểu đối với một người như ông Mao, một nhà môi giới nhập học cho giới phụ huynh Trung Quốc giàu có muốn cho con em của họ theo học các trường nội trú tư ở Hoa Kỳ. Sự thấm nhuần của chủ nghĩa tư lợi trong xã hội Trung Quốc đã làm ông Mao tưởng rằng đề nghị của ông không phải là một cái gì đó gian lận, mà chỉ đơn giản là đang cấp cho bọn trẻ một cơ hội, và tất nhiên là kèm theo một món hời lớn.

Matthew Polly, một người ngoại quốc khác, đã trả tiền chỉ để các Nhà Sư Thiếu Lâm đánh đập (họ gọi đó là “rèn luyện.”) Để kiếm tiền, anh đã nảy ra ý tưởng bán áo phông với họa tiết được vẽ tay bởi chính những nhà sư. “Một trong những điều mà tôi học được trong khoảng thời gian ở đây,” Polly viết, “là người Trung Quốc rất thích mặc cả. Họ thích mặc cả đến nỗi thậm chí sau khi một thỏa thuận đã đạt được sự đồng thuận họ vẫn sẽ thường mở lại thương vụ mặc cả chỉ vì muốn vớt vát chút gì đó có thể.”

Anh đã bị qua mặt bởi một gã nhà buôn địa phương trong một thương vụ bán áo phông, mặc dù đã mời mọc gã mấy điếu xì-gà và cùng say bí tỉ với gã ta trên tinh thần hết mình của người Trung Quốc. Polly đã cố gắng để trở thành người Trung Quốc, nhưng anh sẽ không bao giờ thật sự là họ, điều mà bao người ngoại quốc khác tại đất nước này rồi cũng sẽ nhận ra.

Say mê và ngột ngạt

Matt Muller, một cựu lính thủy đánh bộ, đã đến Trung Quốc để dạy tiếng Anh: tất nhiên, đó là một sự tréo ngoe buồn cười. Kay Bratt viết về cách mà các con của cô học tiếng Trung khi chơi với những đứa trẻ khác. Dan Washburn đã nhâm nhi món lỗ tai heo và say vì rượu ngô. Kaitlin Solimine sống với một gia đình Trung Quốc trong một căn hộ nhỏ xíu. Rudy Kong mắc kẹt trong một vụ đánh lộn khúc côn cầu trên băng. Nury Vittachi đã bị cướp. Và vân vân…

Tất cả những người ngoại quốc đều thể hiện cái cách mà bản thân họ đã sinh lòng yêu mến Trung Quốc, con người Trung Quốc cũng như ngôn ngữ Trung Quốc.

Họ cũng tiết lộ tình trạng của một xã hội Trung Quốc đương thời, được nhào nặn sao cho phù hợp với hình ảnh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc từ khi nó lên nắm quyền vào năm 1949. Không đề cập nhiều đến chính trị hoặc về Đảng, nhưng chúng ta có thể cảm nhận một sự ngột ngạt căng thẳng xuyên suốt trong nội dung cuốn sách như có một cái gì đó lệch lạc trong cái cách mà Trung Quốc vận hành, và có lẽ hệ thống chính trị luôn đang ẩn mình đằng sau để chống lưng cho sự vận hành này.

Graham Earnshaw, như một ví dụ, đã thành lập công ty điều hành một trang web gọi là Shanghai-ed, và ông đã khám phá cách thức kinh doanh mạo hiểm khác trong ngành xuất bản. “Hoạt động giữa những kẽ hở của chế độ Cộng Sản Trung Quốc đã từng rất là thú vị và không đảm bảo,” ông viết. “Không hề có luật ở đây. Nói đúng hơn, chỉ có một luật duy nhất: đó là chẳng có cái gì là được phép. Nhưng hệ quả tất yếu lại cho thấy niềm đam mê thật sự xuất chúng của Trung Quốc đối với màu xám — trái ngược với đen và trắng của phương Tây — là tất cả mọi thứ đều có thể. Dù không được phép nhưng mọi thứ đều có thể.” ( lời người dịch: ở phương Tây, thì đen ra đen và trắng ra trắng, còn ở Trung Quốc, mọi thứ đều là màu xám, lấp lửng và chẳng rõ ràng). (Việc dùng từ “xuất chúng” trong phép so sánh hiện đại khá kỳ dị này có thật sự chuẩn xác hay không thì lại là một vấn đề khác.)

“Vấn đề duy nhất là tìm kiếm một phương kế để giải thích cho phù hợp với điều bạn đang làm,” ông nói thêm. Tờ báo của ông đã bị đóng cửa sau khi một hoạt động xuất bản của nhà nước (mà tiền quảng cáo ông có lẽ đã lấy rồi) đã đánh hơi được công việc làm ăn của ông. Vài năm sau ông có một thương vụ kinh doanh trong ngành xuất bản khác, mang lại rất nhiều lợi nhuận, tuy nhiên sau đó lại bị chiếm dụng bởi những kẻ lợi dụng chức quyền khác. Trung Quốc là thế đó.

Hai mươi câu chuyện đã ghi lại sự khác biệt to lớn trong những trải nghiệm cá nhân, từ đó khắc họa nên chân dung một Trung Quốc từng rất ghê tởm nhưng cũng rất lôi cuốn. Mọi thứ đều giống cái cảm giác ngột ngạt của “cá mắc cạn” xuyên suốt khắp xã hội Trung Quốc, nhưng đồng thời, trải nghiệm về Trung Quốc trong lăng kính của người ngoài có một sự mộc mạc rất đáng trân trọng.

Giống như Simon Leys, một nhà Hán Học người Bỉ độc đáo, người thích trích dẫn lời của André Malraux, một tiểu thuyết gia người Pháp trong thế kỷ trước: “Trung Quốc là một thái cực khác trong trải nghiệm làm người.” “Các Nhân Tố Đáng Sợ” đã cho thấy rằng Trung Quốc vẫn như thế cho đến ngày nay.

Quan điểm được nêu lên trong bài viết này là ý kiến chủ quan của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng