Người Việt đang tự đầu độc nhau (Phần cuối)

19/04/14, 23:43 Thảm họa

Năng lượng sống của con người suy giảm bắt đầu từ chính những nguyên nhân do con người gây ra, giải pháp đặt ra để giải quyết tình trạng này là gì và liệu các giải pháp ấy có giải quyết được triệt để nhằm tái tạo sức sống mới cho họ?

>> Người Việt đang tự đầu độc nhau (Bài 1)
>> Người Việt đang tự đầu độc nhau (Bài 2)
>> Người Việt đang tự đầu độc nhau (Bài 3) 
>> Người Việt đang tự đầu độc nhau (Bài 4) 

Năng lượng Mới số 314

Tăng giao thông công cộng

Sau khi được “xếp hạng” là thành phố ô nhiễm không khí không chỉ nhất Đông Nam Á mà còn nhất châu Á, thậm chí như đánh giá của các chuyên gia tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, các nhà khoa học trong nước đã đặt ra giải pháp trên cơ sở giải quyết nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Đó là giao thông. Bởi lưu lượng phương tiện giao thông tại Việt Nam, tính riêng xe máy có 37 triệu chiếc, ôtô 2 triệu chiếc, chưa kể mỗi năm tăng khoảng 15% đối với xe máy và 10% đối với ôtô. Như vậy là quá dày đặc để thải ra những khí độc như: CO, SO2, NO2… vào không khí.

Cơ quan quản lý phát hiện thịt heo thối tại một lò mổ ở Đồng Nai

Các chuyên gia môi trường của cả trong nước và quốc tế nhận định, Việt Nam phải giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng tỷ lệ người tham gia phương tiện công cộng. Cụ thể ông Bernard Favre, công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng cho biết tại một hội thảo về cải tạo chất lượng không khí: “Chúng ta cần mạng lưới giao thông công cộng hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn là phương tiện cá nhân chúng ta đang sử dụng”.

Ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng, phải như Bangkok (Thái Lan), Việt Nam nên phát triển hệ thống tàu điện trên cao và tàu điện ngầm để cải thiện vấn đề không khí. Ông Hoàng Dương Tùng cũng cho biết: Hà Nội cần xây dựng ngay hệ thống quan trắc môi trường ít nhất là 10 trạm, thay vì 2 trạm quan trắc chất lượng không khí như hiện nay. Bên cạnh đó, tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng sạch, loại bỏ dần hình thức đun nấu bằng nhiên liệu hóa thạch…

Phải là quy định bắt buộc

Trong một lần trả lời báo chí mới đây, bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế cho biết, để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu bia tại Việt Nam đã lên đến 3 tỉ lít bia/năm (năm 2012) và nằm trong danh sách 25 quốc gia uống rượu bia nhiều nhất thế giới, ngày 12/2, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 244 ban hành chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Chính sách này sẽ đưa ra những định hướng chung, nhằm tạo nên sự đồng bộ giữa các quy định của mọi lĩnh vực thuộc đời sống xã hội đã có trước đó, (36 văn bản quy phạm pháp luật) về phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia. Bà Hạnh đánh giá đây là bước khởi đầu, chuẩn bị cho việc xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn.

Cụ thể Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 quy định: “Tăng cường thực hiện và kiểm tra, xử lý vi phạm quy định cấm sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, trong bữa ăn giữa hai buổi trong ngày làm việc và ngày trực; người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm đưa quy định về cấm sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác vào nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, giám sát việc thực hiện”. Hay: “Tăng cường biện pháp phòng ngừa người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người đang có bệnh lý sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Hạn chế, tiến tới không sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia…”. Và: “Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn người sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn khác điều khiển phương tiện giao thông” v.v…

Vẫn còn nghiên cứu

Trong số những hành vi mà con người đang tự đầu độc nhau và làm giảm năng lượng sống hiện nay phải nói nghiêm trọng nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm. Bất chấp đạo lý, người ta đưa ra thị trường những thực phẩm không chỉ bẩn mà còn độc đến độ có thể chết người lập tức như rượu pha từ cồn công nghiệp chẳng hạn. Cũng vì nghiêm trọng như vậy, lại xảy ra hằng ngày nên đây là vấn đề có thể nói cách giải quyết dường như vẫn còn nghiên cứu.

Trung tá Nguyễn Văn Phác, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an Hà Nội, người tham gia điều tra, xử lý nhiều vụ việc về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thủ đô cũng thừa nhận rằng, hiện nay, để giải quyết triệt để vệ sinh an toàn thực phẩm là rất nan giải. Vì cả khách quan và chủ quan thì hiện chúng ta có nhiều bất cập, khó khăn trong giải pháp. Chưa bàn đến sự chồng chéo trong phân cấp quản lý giữa các bộ, ngành bởi nói quá nhiều thì về trang thiết bị kiểm định chất lượng thực phẩm còn thiếu. Có nhiều chất, chúng ta không có thiết bị để kiểm tra. Hơn nữa, nhân lực có đủ trình độ để nhận biết các hóa chất (nếu có) trong thực phẩm cũng không có. Chẳng hạn, trước một sản phẩm, để nhận biết trong đó sẽ có hóa chất gì để kiểm tra chỉ số, chúng ta không nhận biết được. Không nhận biết được thì không thể kiểm tra được, đặc biệt đối với thực phẩm công nghệ hay những thực phẩm của Trung Quốc mà ở mức giá nào cũng có thể bán được.

Trung tá Nguyễn Văn Phác cũng cho biết thêm, lực lượng thanh kiểm tra của các ngành hiện còn mỏng trong khi địa bàn thì rộng, tính chất các vụ việc lại cứ vụ sau nghiêm trọng hơn vụ trước nên nhiều khi công tác quản lý không được như mong muốn. Số lần kiểm tra của lực lượng quản lý so với đầu số doanh nghiệp hiện có thì không thấm tháp gì. Nói chung công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn ghập ghềnh phía trước.

Thực ra, trước mỗi thực trạng thì các cơ quan quản lý đều xây dựng những giải pháp nhất định. Nhưng những giải pháp ấy thực hiện được đến đâu và thực hiện như thế nào lại là một vấn đề khác. Cho nên với những giải pháp trên đây, đã có một số nội dung được thực hiện song chỉ nửa chừng, như dự án xây dựng tàu điện trên cao ở Hà Nội, dẫn đến không chỉ lãng phí tiền của, thời gian, công sức mà còn cả hiệu quả lâu dài, bền vững không đạt được. Bởi vậy, con đường khôi phục năng lượng sống cho con người chưa sáng láng.

Nguyễn Bách
Theo Petro

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!