Bản Ghi Thời Tiết Cổ Xưa Nhất Thế Giới Có Thể Làm Thay Đổi Mốc Lịch Sử Ai Cập

09/04/14, 01:45 Bí ẩn, Khoa học, Tri thức

Bản văn tự Tempest Stela (Tạm dịch: Bia đá bão tố). (Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr)

Bản văn tự Tempest Stela (Tạm dịch: Bia đá bão tố). (Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr)

Bản văn tự được khắc trên phiến đá 3500 tuổi của Ai Cập có lẽ là bản ghi chép thời tiết cổ xưa nhất trên thế giới. Căn cứ trên các dữ liệu được ghi chép, nó có thể cung cấp những bằng chứng mới làm thay đổi quan niệm trước đây về niên đại các sự kiện trong lịch sử Trung Đông cổ đại.

Bản văn tự Tempest Stela (Tạm dịch: Bia đá bão tố) gồm 40 dòng, được khắc trên các khối đá vôi cao gần 2 m. Bản dịch cho thấy, tấm văn tự miêu tả mưa, bóng tối và “bầu trời bão táp không ngớt, át tiếng kêu gào của dân chúng”.

Hai học giả của Viện Đông phương học Chicago tin rằng, hiện tượng thời tiết bất thường miêu tả trên phiến đá nói về kết quả của một vụ phun trào núi lửa khủng khiếp tại Thera – nay là một hòn đảo của Santorini thuộc Địa Trung Hải. Vì núi lửa phun trào có thể tác động sâu rộng đến thời tiết, vụ nổ ở Thera có thể đã gây ra những bất ổn nghiêm trọng đối với Ai Cập.

Bản dịch mới cho thấy Pharaoh Ai Cập Ahmose trị vì trong khoảng thời gian gần với vụ phun trào Thera hơn so với các quan điểm trước đây. Nếu giả thiết trên là đúng, phát hiện này sẽ có tầm ảnh hưởng cực lớn, làm thay đổi tri thức của các học giả về các cột mốc quan trọng trong lịch sử nhân loại, ví như việc sắp xếp lại thời đại đồ Đồng. Nghiên cứu trên của Nadine Moeller và Robert Ritner được đăng trên phiên bản mùa xuân của Tạp chí Near Eastern Studies (Những nghiên cứu vùng cận Đông)

Khối đá Tempest Stela được tìm thấy trong những mẫu vật ở Thebes, Luxor ngày nay, thuộc phạm vi lãnh thổ trị vì của Pharaoh Ahmose. Ahmose là vị pharaoh đầu tiên của Vương triều thứ 18. Sự cai trị của ông đánh dấu khởi đầu của một Tân Quốc (New Kingdom), thời đại mà quyền lực Ai Cập đạt đến tầm vóc vĩ đại của nó.

Nếu tấm bia mô tả các hậu quả của thảm họa Thera, thì niên đại chính xác của chính tấm bia và triều đại của Ahmose được cho là khoảng năm 1550 TCN, sớm hơn kết luận cũ từ 30 đến 50 năm.

“Điều này rất quan trọng đối với các các nhà nghiên cứu vùng cận Đông và vùng phía Đông Địa Trung Hải. Bởi trình tự thời gian mà các nhà khảo cổ sử dụng là dựa trên các chi tiết liệt kê niên đại của các pharaoh Ai Cập, do đó, các thông tin mới này có thể giúp điều chỉnh thời gian để trở nên hợp lý hơn”, Moeller, PGS Khảo cổ học Ai Cập, người chuyên nghiên cứu về đô thị và các niên đại cổ, cho biết.

Điều chỉnh trục thời gian

Vào năm 2006, việc kiểm tra phóng xạ carbon của một cây ô liu bị chôn vùi trong tàn tích nham thạch đã xác lập năm phun trào Thera là 1621-1605 TCN. Cho tới bây giờ, bằng chứng khảo cổ học xác định thời điểm xảy ra phun trào Thera dường như mâu thuẫn với kết quả định vị phóng xạ carbon nói trên – học giả nghiên cứu sau tiến sĩ Felix Hoeflmayer giải thích. Ông cũng là người nghiên cứu những tác động lịch trình thời gian liên quan đến vụ phun trào này.

Tuy nhiên, nếu niên đại của vương triều Ahmose sớm hơn điều người ta vẫn tưởng, thì kết quả thay đổi trong trình tự thời gian “có thể giải quyết mọi vấn đề”, Hoeflmayer phát biểu.

Theo các chuyên gia, khi niên đại của vương triều Ahmose được điều chỉnh, đồng nghĩa với việc các niên đại của các sự kiện khác của vùng Cận Đông thời cổ đại đều trở nên hợp lý hơn. Ví dụ như cột mốc của những sự kiện quan trọng như sự phân rã quyền lực người Canaan, sự sụp đổ của đế chế Babylon – David Schoen, PGS nghiên cứu văn hóa cổ vùng Trung Đông, cho biết.

“Thông tin mới này sẽ cung cấp hiểu biết sâu sắc hơn về vai trò của môi trường trong sự thịnh vượng và hủy diệt của một đế chế cổ đại vùng Trung Đông”, ông nói.

Ví dụ, trình tự thời gian mới sẽ giúp giải thích cách Ahmose lên nắm quyền và thay thế sự cai trị của người Canaan đối với Ai Cập – vương triều Hyksos – theo Schloen. Sự phun trào Thera đã đưa đến sóng thần tiêu hủy các thành phố cảng của Hyksos, làm suy yếu mạnh mẽ quyền lực hàng hải của họ.

Ngoài ra, sự gián đoạn đối với thương mại và nông nghiệp do núi lửa hoạt động sẽ đã làm suy yếu sức mạnh của đế chế Babylon. Điều này có thể giải thích lý do tại sao người Babylon đã không thể chống đỡ được cuộc xâm lược của đế chế Hittites, một nền văn hóa cổ đại phát triển mạnh mẽ trong một vùng được xem là Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

‘Bão táp cuồng phong’

Một số nhà nghiên cứu xem xét các văn bản trên Tempest Stela như một tài liệu mang tính ẩn dụ, mô tả tác động của cuộc xâm lược Hyksos. Tuy nhiên, bản dịch của Ritner cho thấy rằng các văn bản có khả năng mô tả các sự kiện thời tiết phù hợp với sự gián đoạn gây ra bởi vụ phun trào Thera khủng khiếp.

Ritner cho biết tấm bia ghi nhận Ahmose đã chứng kiến thảm họa – sự kiện được miêu tả trên phiến đá là cực kỳ đáng sợ.

Văn bản trên bia miêu tả “trời giông bão” với “bão táp cuồng phong” trong suốt một khoảng thời gian dài. Đoạn văn cũng miêu tả thi thể trôi lềnh bềnh trên sông Nile như “những chiếc xuồng giấy cói”.

Quan trọng hơn, đoạn văn bản đề cập đến những sự kiện tác động lên cả vùng đồng bằng và khu vực phía Nam Ai Cập dọc theo sông Nile. “Điều này nói rõ về một cơn bão lớn và khác hẳn các kiểu mưa nặng hạt mà Ai Cập trải qua theo chu kì thời tiết nhất định”.

Ngoài Tempest Stela, một văn bản khác được gọi là Cuộn giấy Papyrus Toán học Rhind (Rhind Mathematical Papyrus) của triều đại Ahmose cũng đặc biệt được lưu ý trước những ghi chép về một trận sấm và mưa đáng chú ý. Cuộn giấy Toán học Rhind “là dẫn chứng rõ ràng hơn khi các học giả dưới thời Ahmose đã tiếp cận và lưu ý một cách đặc biệt tới những vấn đề thời tiết”, Ritner nói.

Marina Baldi, một khoa học gia chuyên về khí hậu và khí tượng học thuộc Viện Khí tượng Sinh vật học của Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Ý, đã tiến hành phân tích thông tin trên tấm bia cùng với đồng nghiệp và so sánh nó với các dạng thời tiết ở Ai Cập.

Những mô hình thời tiết bị gián đoạn

Một kiểu thời tiết chi phối trong khu vực này, vốn được gọi là “Vùng áp thấp Biển Đỏ”, mang theo không khí nóng, khô từ Đông Phi. Khi bị gián đoạn, các chuỗi tác động có thể tạo ra hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, mưa lớn và lũ quét, tương tự như những gì được ghi nhận trên Tempest Stela.

“Sự thay đổi trong hoàn lưu khí quyển sau khi núi lửa phun trào có thể thúc đẩy sự thay đổi trong chế độ mưa của khu vực. Do đó, những ghi chép trong Tempest Stela có thể là hậu quả của những biến đổi khí hậu”, Baldi giải thích.

Các công trình khác đang được tiến hành để định hình một ý tưởng rõ ràng đối với việc xác định niên đại chính xác của thời đại Ahmose, người cai trị sau Thời kì Chuyển tiếp Thứ hai khi người Hyksos nắm quyền ở Ai Cập. Công trình này cũng đã đẩy lùi niên đại của triều đại Ahmose gần hơn với thời điểm của vụ nổ trên vùng Thera, Moeller cho biết thêm.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?