Những câu chuyện luân hồi có thật!

Cô bé nhớ rõ chuyện từ ba kiếp trước (Nguyễn Thị Như Ý 12t- tỉnh An Giang)

“Con chỉ mượn bố mẹ đề đầu thai”!? 

Chị Nguyễn Thị Cam (mẹ ruột bé Như Ý) kể: “Khi được hơn 3 tuổi, Như Ý đã nói chuyện như một người trưởng thành, giống hệt một tu sĩ tinh thông đạo pháp”.

Trong một lần nói chuyện với mẹ mình, Như Ý có nói rằng: “Con chỉ “mượn mẹ” để đầu thai xuống kiếp này tu thêm mà thôi. Kiếp trước của con là một người sinh ra có cha mẹ giàu sang, song con chỉ muốn đi tu mà không được song thân chấp thuận, con buồn tủi lắm, không dễ như cha mẹ bây giờ.

Kiếp thứ hai, con được làm một nữ cư sĩ, sống được 50 tuổi nhưng vì tu chưa đắc đạo nên kiếp này con về lại nhân gian để tu tiếp, mong rằng sẽ truyền bá sâu rộng chốn nhân gian hơn nữa, con người hòa hợp, không tranh giành đặc lợi mà giúp đỡ lẫn nhau”. 

Cũng theo chị Cam, một lần khác Như Ý không nghe lời khuyên răn của cha mẹ nên chị mắng, không ngờ bé cười rồi cất lời: “Con là một người khác chứ không phải là con mẹ đâu ạ, kiếp này con chỉ mượn cha mẹ để lên đây tu thành thêm kiếp đạo dang dở của con thôi”.

Nghe đứa con chưa tròn tiếng nói giọng “ông cụ non”, vợ chồng chị như lạc tai, khi hỏi lại thì bé vẫn nói lại y như vậy. Vừa mừng vừa lo, mừng vì con khôn trước tuổi, lo vì bé nói những điều vô cùng khác thường so với đứa bé 3 tuổi bình thường.

Theo như những gì tìm hiểu từ cha mẹ bé Như Ý cũng như giới Phật tử đồng đạo thì càng thêm tuổi.Sự am hiểu Phật giáo của bé cũng trở nên uyên thâm đến mức khiến nhiều người tu trong đạo không khỏi bất ngờ.

Mỗi lần theo cha mẹ đi nghe thuyết giảng về, bé có thể kể lại răm rắp không sót một từ, đồng thời có thể tự triển khai mở rộng, giảng thêm những nội dung và ý nghĩa sâu xa.

Khi vợ chồng anh chị ra một đề tài trong đạo Pháp, thì bé tự đứng lên dõng dạc thuyết giảng thấu tình đạt lý, có thể sánh ngang những vị giảng sư lâu năm. Bên cạnh đó, điều làm vợ chồng anh Hạnh ngạc nhiên là lúc 5 tuổi, bé đã đứng trước hàng trăm tu sĩ thuyết giảng hàng giờ đồng hồ khiến mọi người trầm trồ ngưỡng mộ.

MỘT CHUYỆN LUÂN HỒI Ở ẤN ĐỘ:

Tại Ấn Độ, ở thành Delhi, có một cô gái 8 tuổi tên Phanti Devi. Cô đã nhiều lần khóc lóc với cha mẹ đòi về thành Mita thăm chồng là một giáo viên. Thành Delhi các thành Mita trên 200km. Cha mẹ cô gái lấy làm lạ mời một phóng viên đến để nhờ anh điều ra giùm.

Phóng viên đến hỏi, thì được cô cho trả lời rằng: cô là vợ của một giáo viên, ăn ở với nhau sanh được một đứa con. Khi đứa con lên 11 tuổi thì cô lâm bệnh từ trần. Người phóng viên hỏi xem cô ta có gì làm bằng chứng không? Cô trả lời là cô có để lại vàng bạc cả đồ đạc chôn ở chỗ nọ chỗ kia và cô còn nhớ rõ có một cái quạt do người chị tặng, trên quạt có ghi lại mấy dòng chữ, rồi cô đọc mấy dòng chữ ấy cho phóng viên chép vào sổ tay.

Phóng viên liền đến thành Mita, tìm hỏi tên họ ông giáo viên, thì thật quả không sai. Phóng viên hỏi ông giáo:

– Ông có người vợ đã chết độ 8, 9 năm nay phải không?

Ông giáo trả lời:

– Vâng, có! Vợ tôi chết nay đã 9 năm. Chẳng biết ông hỏi có việc chi?

Phóng viên trình bày những lời cô bé đã nói.

Ông giáo nghe đều cho là đúng cả.

Phóng viên lại lấy quyển sổ tay đưa mấy dòng chữ cho ông giáo đọc và hỏi:

– Khi vợ ông mất, có để lại một cây quạt, trên ấy có ghi mấy dòng chữ như thế này có phải không?

Ông giáo trả lời:

– Đúng y như vậy cả.

Qua ngày sau, phóng viên lại mời cha mẹ và cô Phanti Devi cùng đi xe tới thành Mita. Từ khi sanh ra đến 8 tuổi, cô chưa từng đi xa, thế mà đường đi trong thành Mitha cô đều thuộc cả, cô chỉ đường này là đường gì, đi về đâu, đường kia tên gì, đi về đâu, và còn nói trúng cả tên những nhà quen ở hai bên đường nữa. Gần đến nhà ông Giáo, cô bảo đi xe chậm lại và dừng ngay trước nhà ông Giáo.

Vào đến nhà, gặp một ông già độ 80 tuổi, đầu tóc bạc phơ, cô vừa mừng vừa khóc òa mà nói rằng:

– Đây là cha chồng của tôi.

Cô chỉ ông giáo mà nói:

– Kia là chồng tôi.

Rồi cô chạy lại ôm đứa con 11 tuổi khóc và nói:

– Đây là con tôi!

Mọi người trông thấy, ai cũng đều cảm động.

Việc này làm sôi nổi cả dư luận Ấn Độ và các báo trên thế giới.Các nhà bác học ra sức tìm tòi, nghiên cứu, nhưng không một ai giải thích được. Chúng ta đã rõ biết lý luân hồi, thì việc này cũng chẳng lấy làm lạ.

 MỘT CÂU CHUYỆN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Phú Quyết Tiến quê ở Vụ Bản (Nam Định) bị chết đuối khi mới 5 tuổi. Gia đình anh Tân, chị Thuận sau này có nghe người ta mách ở Xóm Coi xã Yên Phú,Lạc Sơn Hoà Bình có đứa trẻ nghi là “con tái sinh” của anh chị.
 

Cháu bé tên làBùi lạc Bình, sinh năm 2002, con của một người Mường, nhưng từ khi biết nói cứ khăng khăng nhận mình là người Kinh, nhà ở thị trấn Vụ Bản.

Bán tín, bán nghi anh chị Tân đã tìm lên Lạc Sơn gặp cháu Bình. Nhưng bất ngờ, vừa gặp anh chị cháu Bình tự nhiên quấn quít gọi bố mẹ, xưng con. Hình dạng của Bình thì khác Tiến nhưng mọi cử chỉ, hành động và cách nhớ lại chuyện nhà thì giống nhau. Khi cháu Bình về Vụ Bản chơi, tất cả những đồ đạc trong nhà, hàng xóm láng giềng cháu đều nhớ tên, thấy thân quen. Sau chuyến đi ấy, khi về Hoà Bình, cháu bé chỉ nằng nặc đòi về Vụ Bản. Dù chẳng biết thực hư như thế nào, nhưng nhiều người biết chuyện vẫn coi cháu Bình là sự “đầu thai” của cháu Tiến.

Có quá nhiều  bằng chứng rõ ràng về luân hồi mà không ai có thể chối cãi được,cho thấy con người không chỉ tồn tại một đời,vì thế tất cả những gì chúng ta làm trong kiếp này đều ảnh hưởng và liên quan tới kiếp sau câu nói “ Ông trời có mắt” quả không sai …luật nhân quả không chừa một ai…Có người nói tới thiên đàng nơi dành cho những thiên thần hay những người tốt còn địa ngục sẽ dành cho những kẻ xấu vì lòng tham mà không từ thủ đoạn nào…Vì thế khi làm một việc gì đó chúng ta hãy nghĩ tới hậu quả của nó…

 

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?