Con muốn nói cho thầy một bí mật

30/03/14, 22:43 Đọc & Suy ngẫm
 
Tác giả: Hồ Tịnh Ny

13_3 

 
“Thầy ơi! Con muốn nói cho thầy một bí mật!” Gần đây bên tai thường vang lên âm thanh thẹn thùng và chân thành của bọn nhỏ, không khỏi nhớ lúc còn nhỏ tôi có xem qua một câu chuyện cổ tích của An Đồ Sinh, một câu chuyện làm tôi cười bể bụng.
 
Câu chuyện “Quốc vương có lỗ tai lừa” đại ý thế này: “Một thợ cắt tóc phát hiện lỗ tai của Quốc Vương giống lỗ tai con lừa, nhưng Quốc Vương không cho phép anh ta nói cho người khác biết, nếu như nói cho người khác biết Quốc vương sẽ giết chết anh ta. Vì việc này mà Quốc Vương đã giết qua không ít thợ cắt tóc, nhưng vẫn còn một người. Người thợ cắt tóc kia phát hiện bí mật lớn này, lại không dám nói với bất kỳ ai, suốt ngày giống như không thở nổi. Đến mức quá đỗi khó chịu, rốt cuộc có một ngày chạy ra ngoài, hướng về một gốc cây già mà hét lớn vài tiếng: “Quốc vương có lỗ tai lừa! Quốc vương có lỗ tai lừa! Quốc vương có lỗ tai lừa!…” Nhờ đó, anh ta liền như trút được gánh nặng, toàn thân nhẹ nhõm, bình thường trở lại.
 
Có chuyện giấu trong lòng cảm giác thật khổ, nhưng muốn thành thật nói ra thiếu sót của mình, cần phải có dũng khí. Tại sao lại nói như vậy? quý vị có lo lắng người khác biết rõ quý vị có tâm không tốt như thế? quý vị không sợ hãi khi thừa nhận việc sai có thể bị đánh bị chửi sao? Khi quý vị đem những điều lo lắng, sợ hãi đó vứt đi, dũng cảm nói ra, chúc mừng quý vị, quý vị là một người có một phẩm chất tốt đẹp!
 
Nhưng mà, muốn vứt bỏ những lo lắng, sợ hãi này không phải một việc dễ dàng! Ngoại trừ cá tính của bản thân, hoàn cảnh bên ngoài cũng có ảnh hưởng tác động rất lớn, chúng ta phải có tấm lòng bao dung với những thiếu sót của con trẻ, cỗ vũ con trẻ chân thành tự kiểm điểm chính mình, dẫu cho con trẻ chia sẻ với quý vị một chuyện mà quý vị cảm thấy hết sức tệ hại. Cho nên, làm thế nào tạo một không khí mà con trẻ không lo lắng, không sợ hãi là rất quan trọng.
 
Chia sẻ một ví dụ trong lúc dạy học trên lớp: “Một ngày, khi đi dạy tôi bỗng nhiên thất bên trong bao đựng phấn trắng trên bàn có một miếng giấy vệ sinh bị vò thành cục, dướii tình huống bọn trẻ không phát hiện, tôi nhanh tay bỏ vào trong túi áo khoát. Cùng bọn nhỏ chơi một trò chơi quan sát, hôm nay đối tượng quan sát là thầy giáo, “Quần áo sạch sẽ sáng láng rất đẹp”, “Áo thật đẹp quá”, “Tóc dài hơn”, bọn nhỏ phát biểu như ong vỡ tổ. Đột nhiên, tôi rút cục giấy từ trong túi áo ra, “Oa! Thầy sẽ làm ảo thuật sao!” Bọn nhỏ kinh hô lên. “Các con có biết đây là hành động gì không?” Tôi nhấn mạnh hành động lấy từ trong túi ra một vật khác vừa hỏi. “Tìm kiếm!” Một đứa trẻ hô lên hai chữ. Đúng rồi, chính là tìm kiếm!
 
Vì vậy, tôi cùng bọn trẻ chia sẻ đạo lý “Mọi thứ phải hướng vào trong mà tìm”. Nếu như thầy không có tìm thấy bên trong túi có một cục giấy vệ sinh bẩn, chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài chỉnh tề, ngon lành cành đào, lại còn cho mình rất tuyệt, thì sẽ không có cơ hội đem thứ dơ bẩn vứt đi. Thứ dơ bẩn này giống như thói quen xấu của chúng ta, muốn bản thân trở thành một người càng tốt hơn nữa, phải học cách tìm kiếm những tâm không tốt của mình: Tâm ghen tị, thích thể hiện, lười biếng, hay nổi nóng, thô lỗ, keo kiệt…chỉ cần tìm được liền có cơ hội đem nó vứt bỏ!
 
“Con lần tan học trước, cầm sai dù che mưa của người khác, sợ về nhà bị mẹ mắng, nên đem nó nhét vào ven đường mời về nhà!”
 
“Trong lớp ấu nhi, con rất ghét Điềm Điềm, liền cố ý nói xấu Điềm Điềm với người khác.”
 
“Trong sổ liên lạc phần ghi chép của ba đều là con lừa dối thầy mà ghi.”
 
Gần đây những đứa trẻ trong lớp thường chủ động chạy đến trước mặt tôi, nói ra bí mật đã giấu trong lòng rất lâu của chúng. Nếu quý vị nghe thấy những điều đó sẽ có cảm giác gì? Sẽ tức đến phát điên rồi trách cứ lỗi lầm của nó? Hay vẫn vỗ vỗ vai cỗ vũ nó chân thành?
 
“Con muốn nói cho thầy một bí mật!” Lần sau, có lẽ bên tai quý vị cũng vang lên âm thanh như vậy, mong quý vị thử khẽ mỉm cười nói cho con nhỏ “Ba(mẹ) rất vui vì sự thành thật và dũng cảm của con!”
 
(Theo stvonline)

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà