Phỏng vấn: Một tiến sĩ luật nói về việc tập luyện Pháp Luân Công

04/08/11, 22:45 Bí ẩn, Chuyện lạ

Sau đây là một cuộc phỏng vấn với một học viên là một tiến sĩ luật và làm việc tại một viện nghiên cứu ở Trung Quốc

Bài viết của Tùng Chính

[MINH HUỆ 29-05-2011]Chú thích của phóng viên (PV): Trong những người xung quanh tôi đang tập luyện Pháp Luân Công, có nhiều người là học giả, chuyên gia về khoa học-công nghệ và các tiến sĩ luật. Tất cả họ đều đã trải qua những thay đổi tích cực cả thân lẫn tâm sau khi bắt đầu tập luyện. Ngay cả dưới sự bức hại nghiêm trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các học viên này vẫn kiên định vào niềm tin của mình. Vậy Pháp Luân Công là gì mà lại có thể khiến cho các học giả và các chuyên gia thực sự tin tưởng vào nó? Tôi đã phỏng vấn một số tiến sĩ luật, giáo sư, và các chuyên gia trong các lĩnh vực khác. Tôi hy vọng rằng những trải nghiệm của họ có thể giúp trả lời các câu hỏi mà mọi người vẫn còn thắc mắc về Pháp Luân Công và giúp họ có một sự hiểu biết tốt hơn về việc tu luyện.

Sau đây là một cuộc phỏng vấn với một học viên là một tiến sĩ luật và làm việc tại một viện nghiên cứu ở Trung Quốc. Vì lý do an toàn, tôi sẽ không sử dụng tên thật của ông ấy, mà chỉ nêu chức danh.

PV: Khi nào và tại sao ông bắt đầu tập Pháp Luân Công?

Tiến sĩ Luật: Tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1998. Lúc đó, tôi có sức khỏe tốt và không có bất kỳ bệnh nào. Tuy nhiên, tôi thấy vẻ đẹp của Pháp Luân Công từ các học viên, những người đang nỗ lực phấn đấu để trở thành những người tốt hơn, luôn nghĩ đến người khác trước và duy trì các mối quan hệ hài hòa.
Khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của pháp môn, tôi cảm nhận quyển sách đang dạy cách để trở thành một người tốt hơn. Nó cũng nói rất nhiều về khoa học ở trình độ cao. Sau đó tôi trở nên khá quan tâm đối với việc tu luyện và dần dần tôi đã trở thành một học viên.

PV: Ông có thể giải thích chi tiết hơn được không?

Tiến sĩ Luật: Nói về nhân loại, thì con người đều có một bản chất tốt và ích kỷ. Trong xã hội ngày nay, người ta thường tự mình hưởng thụ trong danh vọng, lợi ích cá nhân, và những cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, bản thân họ không biết làm cách nào để thoát khỏi những điều này. Một số sau đó đã mất đi bản tính tốt của mình và trở nên ích kỷ hơn, thậm chí còn làm tổn thương đến những kẻ khác. Đôi khi, họ có thể trở nên sáng suốt hơn, nhưng đó chỉ là thời khắc ngắn ngủi.

Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, tôi thấy rằng cuốn sách đã tiết lộ bản chất của vũ trụ và các nguyên lý của việc làm người. Cuốn sách đã giúp tôi nhận ra tại sao mọi người lại trải qua được và mất, tại sao họ lại phải trải qua những bi kịch hay mâu thuẫn. Cuốn sách cũng dạy người ta làm thế nào để trở thành một người tốt hơn, khi làm việc gì thì đều phải nghĩ đến người khác, hướng nội khi mâu thuẫn xảy ra, và đối xử tốt với những người khác.Quan trọng hơn, cuốn sách cũng giải thích lý do tại sao chúng ta nên trở thành những người tốt.

Tôi thấy cuốn Chuyển Pháp Luân sử dụng ngôn ngữ hết sức đơn giản để giải thích một cách có hệ thống các vấn đề như vật chất quyết định tinh thần hay ngược lại, từ vi mô nhất đến vĩ mô nhất, từ cơ thể con người và cuộc sống cho đến vũ trụ, và từ các tầng thứ khác nhau đến các không gian khác nhau. Nó đã khai mở tâm trí của con người và vượt xa tất cả các học thuyết và các nguyên tắc đạo đức của xã hội loài người. Con người thường bị hạn cuộc trong các nguyên lý thông thường của kiến thức khoa học. Tuy nhiên, một khi họ có thể suy nghĩ vượt ra khỏi những định kiến đó, họ sẽ thấy được một thế giới thậm chí còn rộng lớn hơn.

PV: Ông đã trải qua sự thay đổi lớn nhất nào kể từ khi ông bắt đầu tập Pháp Luân Công?

Tiến sĩ Luật: Mặc dù tôi không tập Pháp Luân Công vì lý do sức khỏe, nhưng sức khỏe của tôi đã cải thiện rất nhiều. Tôi đã không bị cảm lạnh trong nhiều năm nay và tôi luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng.

Sự thay đổi lớn nhất mà tôi đã trải qua có thể là ở trong các nghiên cứu học thuật của mình. Việc tập luyện Pháp Luân Công đã khai mở trí huệ cho tôi và cho phép tôi có được một sự hiểu biết toàn diện trong lĩnh vực của mình.Tôi cũng có một sự hiểu biết hoàn toàn mới đối với toàn bộ khoa học về xã hội và con người. Tôi cảm thấy như thể tôi đã đạt đến cảnh giới mà ở đó tôi có được một kiến thức toàn diện về cả nhân loại cổ xưa và hiện đại, Trung Quốc và Tây phương. Tôi có được nhiều cảm hứng hơn trong các nghiên cứu của mình, và tôi thấy dễ dàng hơn khi nắm bắt các vấn đề nổi cộm trong chuyên ngành của tôi. Vì vậy, tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu của mình đúng thời hạn và các nghiên cứu học thuật của tôi được các chuyên gia trong lĩnh vực đó công nhận một cách rộng rãi.

Mặt khác, việc tu luyện Đại Pháp đã giúp tôi giải quyết được các vấn đề cụ thể. Ngày nay, các mối quan hệ giữa con người là rất phức tạp. Là một người đơn giản, tôi thường cảm thấy khó khăn khi phải giải quyết các mối quan hệ con người và sẽ nản lòng bất cứ khi nào tôi bị “mắc kẹt” trong một mối quan hệ phức tạp. Sau khi học Pháp Luân Công, tôi luôn hướng nội dựa trên các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn bất cứ khi nào tôi gặp phải một vấn đề. Do đó, các vấn đề đã trở nên rất đơn giản để giải quyết.

PV: Ông nói rằng ông đã đạt đến cảnh giới của việc có một kiến thức toàn diện đối với cả nhân loại cổ xưa và hiện đại, Trung Quốc và Tây phương. Ý ông là gì khi nói thế?

Tiến sĩ Luật: Tôi bắt đầu suy ngẫm về khoa học hiện đại và đã đạt được một sự hiểu biết mới về xã hội cổ xưa. Vì vậy, tôi cố gắng đưa đạo đức, tín ngưỡng, và phong tục truyền thống và cấu trúc xã hội từ các xã hội cổ xưa vào trong nghiên cứu của mình. Tôi thấy rằng các học giả với những sự hiểu biết của riêng họ cũng đang suy ngẫm về khoa học xã hội hiện đại của chúng ta. Tôi cảm nhận chỉ bằng cách chính lại nhân loại và phục hồi lại việc nghiên cứu về nhân thể thì chúng ta mới có thể thực sự đạt tới trình độ học thuật cao nhất.

PV: Ông có bị đàn áp sau ngày 20 tháng bảy năm 1999?

Tiến sĩ Luật: Tôi đã bị kết án ba năm lao động cưỡng bức, bị sa thải một cách vô lý, và bị mất đi quyền tự do cá nhân của mình.

Tại trại lao động cưỡng bức, tôi đã buộc phải ngồi trên một tấm ván trong một thời gian dài, phải lao động cưỡng bức, tham dự các buổi tẩy não, và phải viết một hối thư cùng với các học viên khác.

Sau khi tôi được thả ra từ trại lao động cưỡng bức, cảnh sát đã liên tục sách nhiễu gia đình tôi và tôi. Họ thường đập cửa nhà của chúng tôi vào lúc nửa đêm. Chúng tôi không còn có thể sống một cuộc sống bình thường. Cha mẹ, anh em của tôi, và các thành viên khác trong gia đình, những người không tập Pháp Luân Công cũng phải chịu đựng cả về thể chất lẫn tinh thần. Gia đình tôi đã không thể tụ họp nhau được nữa.

PV: Ông là một tiến sĩ luật. Ông có nhận xét gì về cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 và cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công?

Tiến sĩ Luật: ĐCSTQ đã bôi nhọ Pháp Luân Công. Họ bắt giữ các học viên mà đi thỉnh nguyện. Họ sử dụng bạo lực để đàn áp các học viên và ngăn chặn các phương thức thông thường của việc thỉnh nguyện. Đây là những nguyên nhân thực sự dẫn đến việc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4. Do sự bất công, các học viên muốn thỉnh nguyện một cách lý trí đối với chính phủ và yêu cầu một cuộc đối thoại với các nhà chức trách. Từ góc độ pháp lý, công dân Trung Quốc được đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, khi quyền tự do tín ngưỡng bị đàn áp một cách bất hợp lý, mọi người theo lẽ tự nhiên phải có một quyền kháng cáo.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ ngay từ đầu đã vi phạm pháp luật. Hơn 10 năm qua, cuộc đàn áp đã khiến nhiều học viên mất đi mạng sống của mình và nhiều gia đình hạnh phúc đã bị tan vỡ. ĐCSTQ đã vi phạm một cách có hệ thống đối với những quyền cơ bản về tự do và nhân quyền của người dân Trung Quốc được bảo vệ bởi cả luật pháp trong nước và quốc tế. Đó là phạm tội diệt chủng, tra tấn, và tội ác khác chống lại loài người theo luật quốc tế. Tội ác của nó trong việc bức hại các học viên đang được phơi bày ở Trung Quốc và tới tận cùng của thế giới.

PV: Một số người nghĩ rằng Pháp Luân Công là chính trị. Ý kiến của ông là gì?

Tiến sĩ Luật: Theo quy tắc chuyên chế của ĐCSTQ, nó sẽ dán nhãn cho bất kỳ người nào hoặc nhóm nào “tham gia vào chính trị” nếu họ không tuân theo quy tắc của nó hay không làm mọi thứ phù hợp với quyền lực của nó. Nó cũng có thể buộc tội bạn về “hợp tác với các thế lực phản động trong và ngoài nước.” Do đó, nó sẽ bịa đặt ra một tội danh “lật đổ nhà nước.” “Tham gia chính trị” trở thành một tội mà ĐCSTQ sử dụng để đàn áp tín ngưỡng của người dân, bức hại đức tin, và đe dọa người dân.

Bằng cách nói rằng Pháp Luân Công tham gia vào chính trị đã cung cấp cho Trung Cộng một cái cớ để duy trì cuộc bức hại. Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện, và các học viên luôn tuân theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và buông bỏ các chấp trước vào danh tiếng và lợi ích cá nhân. Họ không hề quan tâm đến quyền lực, bao gồm cả quyền lực chính trị.

ĐCSTQ nói xấu và đàn áp Pháp Luân Công để cố gắng ngăn cản mọi người biết được sự thật về Pháp Luân Công và ép buộc những người không biết được sự thật làm những điều xấu cùng với nó. Do đó, ĐCSTQ không chỉ bức hại các học viên, mà còn đối với cả toàn thể nhân loại trên thế giới. Các học viên làm sáng tỏ sự thật và thuyết phục mọi người rút khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới, để họ sẽ không còn bị đầu độc bởi những lời dối trá của ĐCSTQ và bị hủy hoại cùng với nó. Đó đều không phải là chính trị.

PV: Những người khác nói rằng Pháp Luân Công là hy vọng của dân tộc Trung Quốc. Ông suy nghĩ gì về điều này?

Tiến sĩ Luật: Pháp Luân Công dạy người ta theo đuổi các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và giúp họ nâng cao tiêu chuẩn đạo đức và cảnh giới của họ thông qua tu luyện. Nó đã giúp rất nhiều người dân trở nên tốt hơn. Bất cứ ở nơi nào, có thể là ở sở làm, trong xã hội, hoặc ở nhà, họ luôn cố gắng trở thành người tốt. Họ cũng cố gắng để thực hiện tốt công việc trong mối quan hệ hài hòa giữa gia đình với công việc, và luôn nghĩ đến những người khác trong mọi lúc. Càng ngày càng có nhiều người đang nhận ra rằng niềm hy vọng của đất nước Trung Quốc phụ thuộc vào việc thoát ra khỏi cái bóng ma tà ác của chủ nghĩa Mác, làm sống lại các tiêu chuẩn đạo đức và nghệ thuật, đồng thời thiết lập lại xã hội và đức tin. Tu luyện Pháp Luân Công không phải là nhằm mục đích để đạt được bất kỳ mục tiêu nào trong thế giới con người, nhưng để làm sống lại lương tri của con người và nền văn hóa mà đã được các vị Thần đặt định cho chúng ta.

Bài liên quan:

Theo Minh Huệ

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?