Vì Sao Văn Hóa Cổ Xưa Trung Hoa Tràn Ngập Sắc Vàng
Theo truyền thuyết, người đứng đầu nền văn minh Trung Hoa là Hoàng Đế; khởi nguồn của nền văn minh Trung Hoa là cao nguyên đất vàng (cao nguyên hoàng thổ); sông Hoàng Hà là cái nôi của dân tộc Trung Hoa và các con cháu của Hoàng Đế có làn da vàng. Từ xa xưa, sắc vàng đã gắn liền với văn hóa Trung Hoa cổ đại.
Dưới các triều đại Tần và Hán, hoàng đế lựa chọn một màu sắc để tượng trưng cho triều đại của mình. Họ đã chọn một màu sắc giữa các màu đen, đỏ, xanh lá cây, trắng, và màu vàng. Mỗi màu sắc tương ứng với một yếu tố (thủy) nước, (hỏa) lửa, (mộc) gỗ, (kim) kim loại, hay (thổ) đất. Đây là năm nguyên tố (ngũ hành) của học thuyết Âm Dương. Thời Trung Hoa cổ đại, người ta tin rằng năm nguyên tố (ngũ hành) là thành phần cơ bản của vạn vật trong tự nhiên, và màu sắc cũng không ngoại lệ.
Ngọn núi Hoàng Sơn, Trung Quốc (núi vàng)
Các bậc cai trị triều đại nhà Tần đã chọn (thủy) nước để tượng trưng cho triều đại của mình, và triều đại Hán chọn màu vàng như màu sắc mang tính biểu tượng của văn hóa Hán. Sự lựa chọn này được dựa trên quan điểm của người Trung Quốc màu vàng là màu của đất. Trong khoảng thời gian đó, các nhà chiêm tinh cũng kết hợp học thuyết ngũ hành với hoc thuyết (ngũ phương) năm hướng của chiêm tinh học Trung Quốc. Họ tin rằng màu sắc của (thổ) đất có màu vàng, và có nghĩa trung tâm, màu sắc của (mộc) gỗ là màu xanh lá cây, và có nghĩa là phía đông; màu sắc của (thủy) lửa là màu đỏ, và có nghĩa phía nam; màu sắc của (kim) kim loại màu trắng, và đại diện phía tây; của (thủy) nước là màu đen, và tượng trưng cho miền Bắc. Màu vàng nằm ở trung tâm giữa năm màu sắc bởi vì nó đẹp nhất, và do đó đã được định là màu sắc được hoàng đế mặc.
Dưới triều đại nhà Đường, màu vàng cũng được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm nghệ thuật. Hang động Đôn Hoàng là một trong ba hang động lớn ở Trung Quốc. Đôn Hoàng có hơn 10.000 bức bích họa quý giá trên khu vực trải dài khoảng 50.000 mét vuông. Trong những hang động này, những bức bích họa vẽ trong những thời kỳ khác nhau sử dụng màu sắc khác nhau. Những họa sĩ triều Bắc Ngụy chủ yếu sử dụng màu gỗ dái ngựa (gỗ mahogany), màu sắc trộn giữa màu xanh và màu đen. Hầu hết các tác phẩm vẽ dưới triều đại nhà Đường sử dụng vàng là màu cơ bản để làm tác phẩm sáng và tinh tế hơn. Chúng được xem là những bức bích họa đẹp nhất trong số các tác phẩm ở hang đá Đôn Hoàng.
Dưới triều đại nhà Minh và nhà Thanh, màu vàng chỉ dành riêng cho triều đình. Dân thường bị cấm mặc quần áo màu vàng. Sắc phục của hoàng đế được gọi là Hoàng Bào. Phương tiện đi lại cho hoàng đế được gọi là nhà vàng; những con đường đi lại của hoàng đế được gọi là con đường vàng (hoàng lộ); những lá cờ của hoàng đế trong các cuộc vi hành của hoàng gia có màu vàng. Con dấu của triều đại được bọc bằng vải màu vàng. Và chỉ có gia đình hoàng gia mới được ở trong các tòa nhà đặc biệt được xây dựng với những bức tường màu đỏ và gạch màu vàng.
Nếu bạn leo lên đồi Cảnh Sơn ở Bắc Kinh và trông xuống, bạn sẽ thấy Tử Cấm Thành cùng mái ngói lấp lánh ánh vàng. Bao quanh khu vực là những chiếc bình đồng khổng lồ và những con thú đồng mạ vàng. Điều này khiến cung điện mang đầy vẻ huyền bí và rực rỡ
Những bức tượng Phật màu vàng
Trên thực tế, màu vàng là màu phổ biến nhất được sử dụng trong Phật giáo. Tượng Phật được gọi là tượng vàng, và đền thờ Phật giáo được gọi là Đền Vàng. Áo choàng Phật giáo và hiện vật tôn giáo cũng có màu vàng. Tượng Phật được mạ vàng bởi màu vàng đã được coi là màu sắc của Thiên Thượng từ thời cổ đại.
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, Thiên thượng đại biểu cho cõi trời của các vị thần tối cao. Lý do hoàng đế có thể cai trị đất nước là thuận theo ý trời. Mặc dù hoàng đế là người đứng đầu đất nước, tuy nhiên họ cũng được coi là thiên tử. Trời cai quản từ trên cao. Hoàng đế phải thuận theo ý trời cai trị đất nước và hướng người dân của họ đến các giá trị tinh thần và đạo đức. Trong suốt chiều dài lịch sử, màu vàng được các hoàng đế sử dụng mang ý nghĩa biểu tượng cho quyền năng thiêng liêng, vị trí cao quý và thần thánh.
(Dịch từ: http://www.chinagaze.com/2014/01/29/ancient-chinese-culture-world-filled-yellow/)