Những Thông Tin Dinh Dưỡng Trái Chiều Khiến Người Tiêu Dùng Hoang Mang
Thông tin trái chiều về dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin, khiến một số người bác bỏ lời khuyên về dinh dưỡng (czekma13/photos.com)
Một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Truyền Thông Y Tế (Journal of Health Communication: International Perspectives) cho biết những thông tin trái chiều về lợi ích sức khỏe của một số loại thực phẩm, vitamin, chất bổ sung đang khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và phản ứng gay gắt với các khuyến nghị dinh dưỡng.
Tình trạng này có thể khiến mọi người bỏ qua không chỉ những thông tin trái chiều mà cả những lời khuyên dinh dưỡng được công nhận rộng rãi, chẳng hạn như nên ăn nhiều rau quả và thường xuyên tập thể dục, theo ý kiến của Tiến sĩ Rebekah Nagler, Trợ lý Giáo sư tại trường Đại học Báo chí Truyền thông Minnesota đồng thời là tác giả của bài nghiên cứu trên.
Nagler đã phân tích các câu trả lời được thu thập từ 631 người trưởng thành tham gia Khảo sát Truyền thông Y tế Quốc gia Annenberg năm 2010. Họ được hỏi về mức độ mâu thuẫn và trái ngược nhau của các thông tin dinh dưỡng mà họ biết được thông qua các phương tiện truyền thông, bao gồm báo chí, truyền hình, đài phát thanh và mạng Internet về bốn chủ đề cụ thể sau: rượu vang đỏ hay rượu khác, cá, cà phê, vitamin hay các loại thuốc bổ khác.
Hơn 71% số người được khảo sát cho biết mức độ mâu thuẫn giữa các thông tin là từ trung bình đến cao. Những người tiếp xúc nhiều nhất với loại thông tin trái chiều này chính là những người hoang mang nhất về dinh dưỡng. Càng nghi ngờ họ càng tỏ ra chống đối những lời khuyên dinh dưỡng nói chung, từ đó đồng tình với những câu nói như “Khuyến nghị cho chế độ dinh dưỡng có thể chỉ đúng một phần” hay “Các nhà khoa học thật sự không biết đâu là loại thực phẩm tốt cho bạn.”
Điều này cũng đúng khi khảo sát theo tuổi tác, học vấn hay mức độ ngờ vực nói chung. Sự nhầm lẫn và thái độ phản ứng cũng có thể liên quan một ít đến ý định giảm tập thể thao hay ăn ít rau quả hơn.
Nhiều người có được thông tin sức khỏe qua các phương tiện báo chí mà ở đó không nói rõ rằng nghiên cứu vẫn đang được phát triển. Thêm vào đó, những cơ quan nghiên cứu khác nhau có thể đưa ra những kết quả trái ngược về các chủ đề tương tự hay những chủ đề có liên quan nhưng mục đích nghiên cứu là khác hẳn nhau, chẳng hạn loại dầu cá tốt cho tim có thể bị nhiễm thủy ngân sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn, Nagler giải thích.
Nagler đặt nghi vấn rằng “Công chúng có thể đối diện với những thông điệp này không? Họ có hiểu được họ đang xem cái gì không?” Bà nói thêm, lỗi này không đơn thuần do giới báo chí đã không làm tốt công việc giải thích các nghiên cứu mà bởi vì truyền thông ngày nay đã thay đổi, báo chí đang dần thu hẹp và thay vào đó là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các trang xã hội như blog, facebook.
Ivan Oransky, một bác sĩ y khoa, Phó Chủ Tịch và Tổng Biên Tập toàn cầu của tờ MedPage Today, đồng thời cũng là Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Chăm Sóc Sức Khỏe Phóng Viên cho biết “Tác giả chỉ ra ở đây cần phải có sự hợp tác giữa các bên” Nghiên cứu cho thấy rằng những người đang nghi ngờ về bác sĩ dinh dưỡng ngay từ đầu có thể đổ lỗi cho truyền thông.
Oransky đề nghị các nhà báo nên tránh phụ thuộc vào các thông tin dựa trên các kết quả từ duy nhất một nghiên cứu sức khỏe hay dinh dưỡng nào, thay vào đó hãy báo cáo kết quả của nhiều nhóm nghiên cứu. Nếu họ chỉ báo cáo về một nghiên cứu thì cần phải đặt thông tin trong bối cảnh phù hợp, ông nói thêm.
Link gốc: http://vietdaikynguyen.com/v3/healt…
Đọc bản gốc tiếng Anh
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên