Tư duy tích cực có thể giúp chúng ta điều trị căn bệnh đau nửa đầu
Người xưa nói câu Bệnh là “bảy phần tinh thần, ba phần bệnh” quả không sai, một suy nghĩ tích cực có thể cải thiện sức khoẻ cho người bệnh rất tốt
(Ảnh: Shutterstock*)
WASHINTON – Các nhà nghiên cứu Boston tuyển 66 bệnh nhân đau nửa đầu cho nghiên cứu nhằm cố gắng xác định bao nhiêu phần trăm giảm đau là nhờ một loại thuốc và bao nhiêu phần trăm nhờ hiệu ứng giả dược( Lời người dịch: nghĩa là cho người bệnh uống một loại thuốc giả nhưng vô hại và đánh lừa họ đó là thuốc thật), đồng thời xác định quyền năng chữa lành bệnh của tư duy tích cực.
Nghiên cứu sau đó được tiến hành trên hơn 450 bệnh nhân đau đầu, kết quả nghiên cứu đã được báo cáo hôm thứ Tư, trong đó cho thấy rằng điều quan trọng là bác sĩ phải cẩn thận lựa chọn những gì họ nói với bệnh nhân về một loại thuốc mạnh – bởi vì thông điệp có thể giúp nâng cao tác dụng của nó hoặc ngược lại.
Giáo sư Ted Kaptchuk của đại học Harvard, người đứng đầu cuộc nghiên cứu mới với một nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Beth Israel Deaconess ở Boston cho biết: “Mọi lời bạn nói đều có trọng lượng, không chỉ là trọng lượng của mỗi gram thuốc thôi”.
Sau đây là cách mà nghiên cứu được tiến hành: Đầu tiên, bệnh nhân thường bị chứng đau nửa đầu đồng ý không dùng thuốc giảm đau trong vài giờ khi cơn đau tấn công, các triệu chứng của họ được ghi nhận lại để so sánh với các cơn đau đầu sau đó.
Sau đó mỗi nhóm sáu bệnh nhân đau nửa đầu được cho một viên thuốc khác nhau bên trong một phong bì có một thông điệp khác nhau. Đôi khi họ nhận được thông điệp là các viên thuốc có tên rizatriptan có tác dụng trị chứng đau nửa đầu hiệu quả, một thông điệp tích cực. Lần khác họ nói chúng là một giả dược, một viên thuốc giả, cho thấy không có lợi ích. Lúc khác họ lại nói rằng các viên thuốc có thể là một trong hai, tin trung lập.
Có khi thông điệp của bác sĩ là sự thật – họ đã nói với bệnh nhân đó là thuốc rizatriptan và chúng chính xác là rizatriptan. Đôi khi thông tin là sai bởi vì các nhà nghiên cứu đã bí mật hoán đổi viên thuốc khác.
Pha trộn các khả năng cho phép các nhà nghiên cứu đánh lừa cảm giác nhằm tìm ra các phản ứng giảm đau khác nhau tương ứng với những điều mà bệnh nhân trông đợi.
Tất nhiên các loại thuốc chuyên trị đau nửa đầu thật làm việc tốt hơn nhiều so với giả dược. Nhưng một điều đáng chú ý là các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người biết họ đã dùng giả dược vẫn sẽ bớt đau hơn so với khi họ không dùng thuốc để điều trị.
Ngạc nhiên hơn nữa: điều mà nhóm nghiên cứu đã báo cáo thứ tư trên tạp chí Science Translational Medicine cho thấy rằng bệnh nhân giảm đau hơn gấp đôi khi họ nhận được thuốc giả nhưng lại nhận được thông điệp rằng nó là thuốc thật.
Trong thực tế, những người được nghiên cứu cho thấy là bệnh nhân gần như giảm đau nhiều khi họ được cho uống một giả dược nhưng lại nghĩ đó là thuốc thật và tác dụng này cũng tương đương với khi họ đã nhận lấy thuốc đau nửa đầu thật nhưng lại tin rằng nó là đồ giả.
Kaptchuk nói: “Chúng ta càng đưa thông điệp tích cực đến cho bệnh nhân, thì hiệu quả của giả dược càng lớn”.
Ông nói rằng hiệu quả có thể là không hoàn toàn do tâm lý, mà có thể là các cách thức dùng thuốc đã gây ra một số tiềm ý thức có thể khiến con người cảm thấy tốt hơn ngay cả khi họ biết họ đang dùng một loại thuốc giả.
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng người ta vẫn đưa ra các báo cáo về những cải thiện đáng chú ý trong việc giảm trừ đau đớn và một số triệu chứng bệnhh khác khi dùng giả dược, đó có thể là một viên thuốc đường hoặc một cuộc phẩu thuật giả hay các can thiệp lành tính khác. Một số nghiên cứu khác còn phát hiện ra rằng giả dược có thể thực sự gây ra tác dụng sinh học.
Nhưng các nhà khoa học không biết lý do tại sao giả dược có thể tạo nên những tác động như thế hoặc làm thế nào để khai thác lợi ích tiềm năng của nó.
Tiến sĩ Mark Stacy, Phó chủ nhiệm khoa nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm Y tế Đại học Duke , người không tham gia vào nghiên cứu nói: “Nghiên cứu mới là một nỗ lực thú vị để trả lời một số trong các câu hỏi, ít nhất là cho một loại bệnh. Và việc học tập về mức độ tác dụng được tạo ra có thể giúp việc thiết kế thí nghiệm nghiên cứu các phương thuốc mới được tốt hơn, và cũng để đảm
bảo hiện tượng này không chỉ thiên về lý thuyết.
Và bây giờ, điều đó cho thấy rằng, ông nói: “Sức mạnh của tư duy tích cực có thể có ích trong việc chăm sóc chứng đau nửa đầu của bạn.”
Tác giả: Associated Press
Dịch từ:
http://www.theepochtimes.com/n3/438881-study-thinking-positive-helps-migraine-treatments/
Theo Vietdaikynguyen