MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ TÀI PHIỆT TRẦN QUANG TIÊU VỚI ĐCSTQ
Đã có rất nhiều người điều hành kinh doanh giàu có ở Trung Quốc, nhưng không mấy trong số đó biết nắm bắt và vận dụng giới truyền thông một cách tài tình như Trần Quang Tiêu. Ông đã tổ chức vô số những hoạt động công chúng tại Trung Quốc – tặng xe sedan cho những chủ xe hơi Nhật Bản, những người có xe bị hư hại trong cuộc bạo động dân tộc, hay là đưa tiền mặt cho những người bộ hành tại Đài Loan, hoặc cho đi những bình khí sạch tại Bắc Kinh. Và giờ đây ông lại đem ban nhạc vui vẻ của mình tới thành phố New York.
(Ảnh AFP)
Tất cả những nghĩa cử này cho phép Chen tự gọi mình là “Nhà Từ Thiện Số Một Trung Quốc”. Sự hào phóng này được hỗ trợ bởi công việc kinh doanh phá dỡ và tái chế của ông. Doanh nghiệp tái chế được Chen thành lập từ năm 2003, đạt giá trị lên tới 7 tỉ nhân dân tệ (tương đương 1,16 tỉ Đô la Mỹ) trong vòng 2 năm.
Hoạt động từ thiện cũng giúp ông trong công việc kinh doanh của mình, đó là theo một giai thoại được nhiều người biết đến trên báo chí Trung Quốc. Giai thoại kể rằng sau khi Trần trở thành nhà từ thiện hàng đầu tại Trung Quốc, thị trưởng thành phố Nam Kinh đã vỗ vai ông và nói rằng: “Quang Tiêu, công việc phá dỡ chỉ mới bắt đầu tại thành phố Nam Kinh. Tôi có thể trao cho ông dự án này. Tất cả người dân Nam Kinh đều tin tưởng ở ông đó.” Sau đó, Trần đã chịu trách nhiệm thực hiện hơn 80% khối lượng công việc.
Làm thế nào Trần Quang Tiêu lại trở nên giàu có nhanh chóng đến vậy?
Các học giả đã mất nhiều năm trời quan sát khởi đầu đó từ đầu những năm 2000, khi những nhà lãnh đạo Đảng bắt đầu gắn của cải và giàu có với quyền lực – do vậy mà những người kinh doanh sẽ khó có thể trở nên giàu hơn nếu họ không cam kết tuyệt đối trung thành với Đảng. Đổi lại, những kẻ trung thành sẽ được tặng thưởng.
Bruce Dickson, một học giả, đã viết trong bài nghiên cứu từ năm 2007 và đã được trích dẫn rộng rãi, rằng “Việc kết nạp các doanh nghiệp đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược để tồn tại của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.” Dickson đã gọi những người đặt chân vào cả tầng lớp chính trị và tầng lớp kinh tế là “tư bản đỏ”.
Thông qua lý lịch cá nhân của Trần, và cả những lời tuyên bố từ các công ty của ông đã cho thấy có mối liên hệ mật thiết và khăng khít với Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Ví dụ, bản thân Trần là thành viên của Đảng Công Trực, một trong 8 đảng chính trị chính thức (độc lập với Đảng Cộng Sản cầm quyền tại Trung Quốc). Những đảng này là một phần của chiến lược “mặt trận” của chế độ, vốn có từ thời nội chiến Trung Quốc, và nhằm mục đích tạo ấn tượng rằng Trung Hoa là một quốc gia dân chủ.
Trần đã tiêu 30.000 Đô la Mỹ cho mục quảng cáo nửa trang trên tờ Thời báo New York Times vào ngày 31/8/2012, cho rằng “quần đảo Senkaku – là vùng đất không có người ở và nằm tại Biển Đông Trung Quốc đang tranh chấp với Nhật Bản – là một phần của lãnh thổ Trung Hoa.”
Một trong những công ty của Trần đứng ra tổ chức một “bữa tiệc bài hát đỏ”, gồm những bài ca cách mạng cộng sản, để kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng năm 2011.
Trong rất nhiều trang trên website của công ty mình, người ta có thể thấy Trần bày tỏ “lòng biết ơn và ngợi ca Đảng Cộng Sản và các chính sách cải cách của Đảng“. Ở những nơi khác, công ty luân chuyển các bản thông cáo của Ban Tuyên truyền Trung ương kêu gọi Đảng viên hãy học tập Chủ nghĩa Mác xít và học thuyết “Chủ nghĩa Xã hội với bản sắc Trung Quốc”.
Trong bài phỏng vấn trên một tờ báo Trung Quốc năm 2010, Trần đã phát biểu rằng: “Carnegie trả ơn Chúa, còn tôi trả ơn Đảng!”
****
Chú thích:
1. Trong ảnh: Chen Guangbiao – Trần Quang Tiêu
2. Bài gốc: http://www.theepochtimes.com/n3/437316-taking-a-look-at-chinese-tycoon-chen-guangbiaos-ties-to-the-chinese-communist-party/?photo=2
3. Xem thêm: http://vietdaikynguyen.com/v3/
Theo Theepochtimes