Vì sao nhà nữ ngoại giao Ấn Độ phải cởi đồ?

19/12/13, 19:17 Tin Tổng Hợp

Bà Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Mỹ bị bắt giữ và khám người với cáo buộc khai man visa và trả lương quá thấp cho người giúp việc.

Trong những ngày gần đây, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Ấn Độ đang trở nên vô cùng căng thẳng sau khi một nữ nhân viên ngoại giao Ấn Độ bị cảnh sát Mỹ bắt giữ và buộc bà này phải cởi quần áo để khám người.

Thông tin này đã khiến dư luận và giới chức Ấn Độ vô cùng phẫn nộ, và họ coi rằng cách hành xử của cảnh sát Mỹ đối với Phó Tổng lãnh sự Devyani Khobragade là “dã man”. Ngay sau đó, cảnh sát Ấn Độ đã không nói không rằng cho dỡ bỏ toàn bộ hàng rào an ninh bằng bê-tông bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại New Delhi vốn để bảo vệ đại sứ quán này khỏi các vụ tấn công khủng bố.

Tình hình càng thêm căng thẳng khi Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid tuyên bố “nhiệm vụ của ông là đưa bà Khobragade về nước và lấy lại danh dự cho bà”.

 - 1

Bà Devyani Khobragade, tâm điểm căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Ấn Độ

Trong khi đó, các nhà hoạt động nhân quyền ở Mỹ lại coi vụ việc này như là một minh chứng cho sự xâm phạm quyền con người và bóc lột sức lao động. Và không ai có thể ngờ rằng tất cả những rắc rối, bức xúc này đều xuất phát từ một người giúp việc trong gia đình bà Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Mỹ.

Bà Khobragade là một nhân viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ giữ chức Phó Tổng lãnh sự tại Lãnh sự quán Ấn Độ ở New York. Cuối năm 2012, bà này thuê một người đồng hương tên là Sangeeta Richard làm người giúp việc trong gia đình.

Theo thỏa thuận giữa hai bên, bà Richard sẽ tới New York cùng với Khobragade để giúp việc trong gia đình với mức lương hàng tháng là 30.000 Rs (483 USD), một mức lương được coi là khá cao nếu so với lương cơ bản của một đại sứ Ấn Độ là 26.000 Rs (419 USD).

Sau khi bà Richard tới New York giúp việc được một thời gian thì rắc rối bắt đầu phát sinh khi bà này đòi bà chủ Khobragade cho phép mình làm thêm bên ngoài trong giờ nghỉ. Tuy nhiên bà Khobragade đã bác bỏ yêu cầu này với lý do thị thực của bà này không cho phép làm thêm ở Mỹ.

Đến ngày 21/6, khi bà Khobragade đi công tác ở New Jersey trở về thì phát hiện ra người giúp việc Richard đã biến mất. Bà Khobragade đã báo cáo sự việc với cảnh sát New York, tuy nhiên cảnh sát New York không tiếp nhận hồ sơ vì cho rằng chỉ có người nhà mới được báo cáo trường hợp mất tích.

Đầu tháng 7, bà Khobragade nhận được một cuộc gọi nặc danh cho biết người giúp việc này sẽ không đưa vụ việc ra tòa nếu bà chịu hủy hợp đồng lao động và bồi thường số tiền 10.000 USD và giúp bà này có visa thường trú ở Mỹ. Hôm sau, bà Phó Tổng lãnh sự tố cáo với cảnh sát New York và cả cảnh sát Ấn Độ về hành vi quấy rối, tống tiền của bà giúp việc.

Tuy nhiên, sau khi điều tra, Cơ quan An ninh Ngoại giao (DSS) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã khởi tố bà Khobragade với tội danh cung cấp các thông tin giả để làm thị thực cho người giúp việc và trả lương cho bà này thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định ở New York.

 - 2

Người Ấn Độ phản đối cách đối xử của Mỹ đối với bà Khobragade trước Đại sứ quán Mỹ

Theo hồ sơ của Cơ quan An ninh Ngoại giao Mỹ, để giúp bà Richard có được visa vào Mỹ, bà Khobragade đã hướng dẫn cho người giúp việc khai với các nhân viên làm visa tại Đại sứ quán Mỹ rằng bà này được trả mức lương 9,75 USD một giờ và chỉ phải làm việc 40 giờ một tuần, trong khi thực tế bà này chỉ được trả 3,31 USD/giờ (theo tỉ giá hối đoái năm 2012), thấp hơn so với mức lương tối thiểu ở Mỹ là 7,25 USD/giờ.

Với các cáo buộc này, bà Khobragade bị cảnh sát tư pháp Mỹ bắt giữ tại New York hôm 12/12. Bà này đã bị còng tay, bị yêu cầu cởi quần áo để khám người và bị nhốt cùng với các tù nhân khác trong một buồng giam. Công tố viên liên bang Preet Bharara khi ký lệnh bắt giữ bà Khobragade đã tuyên bố: “Hình thức khai man và bóc lột này ở Mỹ sẽ khong được tha thứ.”

Bà Khobragade đã bị nhốt trong 6 tiếng đồng hồ và chỉ được thả sau khi nộp tiền bảo lãnh 250.000 USD và hộ chiếu công vụ. Sau đó, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã chuyển bà Khobragade từ Lãnh sự quán tới Cơ quan Ngoại giao Ấn Độ tại Liên Hợp Quốc để bà này được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao sau khi thực hiện một số hành động trả đũa đối với Mỹ, trong đó có việc đình chỉ quyền đi lại của các nhân viên lãnh sự quán Mỹ.

Trong một động thái mới nhất nhằm tháo gỡ căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hôm qua Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi điện cho Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Shivshankar Menon để “bày tỏ sự hối tiếc”, đồng thời cam kết sẽ không để vấn đề này làm tổn thương đến quan hệ gần gũi giữa Mỹ với Ấn Độ.

Trí Dũng (Theo CNN)
Theo CNN

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?