6 vụ ám sát thảm khốc nhất trong lịch sử
Ngày 22/11 vừa qua đánh dấu 50 năm kể từ khi cố tổng thống Kennedy bị ám sát. Ông không phải là nhà lãnh đạo duy nhất gặp phải kết cục bi thảm như vậy. Dưới đây là những trường hợp bị ám sát vì lý do chính trị thảm khốc nhất trong lịch sử.
Julius Ceasar
Dù sống cách đây hơn 2000 năm, Julius Ceasar vẫn là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất từng bị ám sát một cách dã man. Vị hoàng đế La Mã này chết vào ngày 15/3 năm 44 trước CN. Nguyên lão Brutus và Cassius dẫn đầu một nhóm các nguyên lão mang tên “Người giải phóng” và đâm chết vị hoàng đế ở bên ngoài Nhà hát Pompey. Lí do của vụ ám sát là nhóm nguyên lão sợ Caesar sẽ lên kế hoạch dẹp bỏ viện Nguyên lão và lập ra chế độ độc tài. Và ngay say khi giết Caesar, họ lập nên một chính quyền độc tài bạo chúa của chính mình.
Abraham Linlcon
Được nhiều nhà sử học đánh giá là tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, ông bị sát hại khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp vào năm 1865. Ông đã có công chấm dứt chế độ nô lệ, bảo vệ sự toàn vẹn của phe Liên bang trong cuộc nội chiến Mỹ và đang chuẩn bị cho công cuộc tái thiết đất nước. Vào ngày 14/8/1865, lợi dụng lúc tổng thống đang xem một buổi biểu diễn ở nhà hát Ford (thủ đô Washington), tên John Wilkes Booth đã lẻn vào và bắn ông. Booth sau đó nhảy xuống sàn diễn và hô vang câu nói “Sic semper tyrannis” (“tiêu đời tên bạo chúa”), một câu nói nổi tiếng gắn liền với Brutus trong vụ ám sát Caesar.
Mahatma Gandhi
Mohandas Karamchand Gandhi hay còn có tên Mahatma Gandhi là người lãnh đạo cuộc cách mạng của Ấn Độ chống lại ách thống trị của đế quốc Anh từ những năm 1920 tới 1940. Thay vì dựa vào một cuộc cách mạng vũ trang, ông sử dụng các phương pháp phi bạo lực để đạt được mục đích. Nhưng vào ngày 30/1/1948, Nathuram Godse, một người Hindu theo chủ nghĩa dân tộc chống lại phương pháp của Gandhi và ủng hộ đạo Hồi đã giết chết ông bằng 3 phát đạn ở tòa nhà Birla (New Delhi).
Martin Lurther King Jr.
Martin Lurther King Jr. là một ngôi sao trong phong trào vì quyền bình đẳng và giống Gandhi, ông dựa vào các phương pháp phi vũ trang để đòi quyền bầu cử cũng như các quyền công dân khác cho người da đen. Dù ông luôn trung thành với phương pháp của mình, những người đối địch (hầu hết là người da trắng miền Nam) lại sử dụng các phương pháp bạo lực để chống lại ông. Những kẻ phân biệt chủng tộc sử dụng các vụ đánh bom, đánh đập và giết người để đe dọa những người dám đấu tranh, cuối cùng King trở thành nạn nhân. Ông bị bắn vào ngày 4/4/1968 khi đang đứng ở ban công nhà nghỉ Lorraine ở Memphis, Tennesse. Nhà chức trách kết tội James Earl Ray, một tên tội phạm, đứng đằng sau vụ ám sát này. Nhưng trong hàng chục năm, người ta đồn đoán rằng Ray chỉ là một phần trong kế hoạch ám sát King của chính phủ.
Tổng thống John F. Kennedy
Gia đình Kennedy đã bị các thảm kịch ám ảnh qua nhiều thế hệ. Ngày 22/11/1963, một tay súng đã bắn chết John F. Kennedy khi ông đang trên đường tới Dealey Plaza ở trung tâm Dallas, Texas. Ủy ban Warren kết luận Lee Harvey Oswald, một cựu lính thủy đánh bộ đã bỏ trốn sang Liên Xô và quay lại Mỹ, là thủ phạm duy nhất và đã bắn các phát đạn từ tầng 6 của tòa nhà gần đó. Nhiều người tin rằng câu chuyện này là sai sự thật, và sau 50 năm thì thuyết âm mưu này vẫn tiếp tục được nhắc tới.
Năm năm sau, vào ngày 5/6/1968, em trai của JFK là Robert F. Kennedy bị ám sát khi đang trang cử tổng thống. Ông vừa giành được chiến thắng trong cuộc bầu ứng cử viên tổng thống ở California và đang rời phòng khiêu vũ của khách sạn Ambassador, Los Angeles khi Sirhan Sirhan, một người Palestine tiến tới và nổ sung giết ông. Lí do chính là quan điểm ủng hộ Israel của ứng cử viên tổng thống tương lai.
Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand
Vụ ám sát là một trong những sự kiện gây chấn động nhất thế giới thế kỷ 20, và được coi là nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Thái tử Franz Ferdinand bị giết vào ngày 28-6-1914 tại Sarajevo, Bosnia, do Tổ chức Bàn tay đen chủ mưu. Người trực tiếp bắn chết thái tử là Gavrilo Princip, một sinh viên người Serbia và thuộc tổ chức Bàn tay đen. Sau vụ ám sát này, giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội gây chiến tranh bằng cách đổ tội cho Vương quốc Serbia đứng đằng sau vụ ám sát. Cuối cùng ngày 28-7-1914 Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Nguồn: Dân Trí